07:00
Cần một chữ tin
tưởng
|
"Đầu tư cho khoa học phải đi trước
một bước”, "đầu tư cho khoa học là đầu tư cho phát triển bền vững”. Có
lẽ hiểu rất rõ về điều này nên trong Chiến lược phát triển Khoa học- Công
nghệ (KH&CN) giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
trọng trách được đặt lên vai các nhà khoa học để đến năm 2020, KH&CN Việt
Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và
thế giới.
|
Trọng nhân tài - chuyện nói
nhiều làm ít
Lời tâm sự ấy của GS.VS Phạm Minh Hạc
trong một lần ông bàn về vấn đề đãi ngộ đối với nhân tài khiến nhiều người
suy nghĩ. Tâm đắc ở chỗ, đúng như GS Hạc nói, Đảng, Nhà nước ta luôn coi
trọng và đã có nhiều chính sách để các nhà khoa học có thể phát huy được sở
học của mình. Chủ trương ở trên là thế, nhưng xuống dưới hình như câu chuyện
đôi khi lại xoay theo chiều hướng khác. Điều mà GS.Hạc tâm tình, lại
"bắt gặp” ngay tại Hội nghị "Diên Hồng” do UBTƯMTTQ Việt Nam tổ
chức hôm 27-9. Trong Hội nghị bàn tròn ấy, GS Nguyễn Lân Dũng cho hay, trong
một lần đối thoại với các trí thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định:
"Đảng luôn coi trí thức là vàng ròng”. Thế nhưng thực tế có diễn ra đúng
thế hay chưa? Câu hỏi ấy, GS Dũng đưa ra như một sự trăn trở, ông gửi tới các
cấp chính quyền. Ông còn dẫn chứng, một tiến sĩ ở nước ngoài được trả lương
3.000 USD, còn trong nước cũng với một cán bộ có học vị tiến sĩ chỉ được trả
lương 3 triệu (tương đương 150 USD).
Câu chuyện khôi hài xoay quanh mức
lương cho các nhà khoa học ở Việt Nam còn trở nên bi hài khi ở nhiều địa
phương, đơn vị, người ta sẵn sàng lãng phí hàng chục triệu đồng, thậm chí
hàng trăm triệu đồng cho việc đi lại, ăn uống, tổ chức một hội nghị, hội
thảo; nhưng tiền thù lao cho báo cáo viên, cho giám khảo, cho các chuyên gia
bao giờ cũng khiêm tốn đến chạnh lòng. Còn nhớ, năm 2007, hơn 70 chuyên gia
hàng đầu của Việt Nam từ nhiều quốc gia đã về nước để làm giám khảo cho kỳ
thi toán quốc tế lần thứ 48, lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam (IMO 2007).
Thù lao cho một tuần làm việc vất vả và căng thẳng của họ chỉ là 3 triệu đồng
(chiếm chưa đến 5% tổng chi phí bỏ ra để tổ chức cuộc thi). Tất nhiên, các
nhà khoa học Việt về nước tham gia chấm thi cho kỳ thi kể trên không phải vì
tiền thù lao; mà vì được đất nước tin cậy. Nhưng dù sao, với khoản thù lao
"hẻo” như thế liệu chúng ta sẽ thu hút được bao nhiêu nhà khoa học tài
năng đang công tác tại nước ngoài?
Mới đây, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn
Quân cho biết, mặc dù Nhà nước đã dành 2% tổng chi ngân sách quốc gia hàng
năm cho khoa học, công nghệ, nhưng tính ra giá trị tuyệt đối mới có khoảng
gần 700 triệu USD. Nếu tính bình quân trên đầu người theo dân số, mỗi người
chưa được 10 USD dành cho khoa học, công nghệ. Đây là mức quá thấp so với các
nước trên thế giới, kể cả các nước lân cận trong khu vực (trong khi Hàn Quốc có
mức đầu tư trên đầu người tới 1.000 USD, hay Trung Quốc mức đầu tư bình quân
đầu người đã vượt quá 30 USD). Không ưu ái đầu tư cho khoa học, công nghệ đãi
ngộ các nhà khoa học không xứng sức lao động, vậy khoa học Việt
Tin tưởng, giao trọng trách cho các nhà
khoa học
Thiếu nguồn kinh phí, chưa có chính
sách đãi ngộ tương xứng là những cái khó "bó chân” khoa học nhưng chưa
phải là tất cả. Theo rất nhiều nhà khoa học, gốc của vấn đề chính là ở chỗ,
nhiều khi họ cảm thấy mình chưa được tin tưởng đúng mức.
Làm thế nào để huy động chất xám, tạo
động lực cho các nhà khoa học cống hiến? Ở góc nhìn khác, PGS.TS Nguyễn Mộng
Sinh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng
cho rằng cần tạo điều kiện, tạo môi trường thúc đẩy sự kết hợp giữa khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội, khuyến khích sự giao thoa thẩm thấu giữa các
chuyên ngành, bộ môn khoa học, coi trọng phát triển các ngành khoa học mới
nổi lên, nghiên cứu và ứng dụng những lĩnh vực khoa học "mềm” như khoa
học xã hội và nhân văn, khoa học tâm lý - cận tâm lý… Đặc biệt cần ủng hộ và coi
trọng việc giới trí thức khoa học-kỹ thuật mạnh dạn phát biểu những đề xuất,
kiến giải của mình, khuyến khích giao lưu và tranh luận giữa các quan điểm
khác nhau, qua đó gợi mở trí tuệ, tiếp thu tri thức, lựa chọn các giải pháp
tối ưu thúc đẩy sự phát triển khoa học-kỹ thuật nói riêng và kinh tế-xã hội
nói chung. Mặt khác, Nhà nước cũng cần chú trọng chức năng "phản biện xã
hội” của nhà khoa học, hiệp hội khoa học, nhằm tạo ra sự đồng thuận giữa nhà
khoa học và nhà quản lý; cần có cơ chế "công khai minh bạch” các dự án
đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Như vậy mới tạo được cầu nối giữa
nhà khoa học với nhà quản lý.
Cuối cùng là phải chọn đúng người để
giao việc và để làm được điều này tất nhiên phải có cơ chế thu hút, tuyển
chọn sử dụng, đãi ngộ minh bạch, rõ ràng. Mấu chốt của vấn đề là làm sao để
người được tuyển chọn không có tư tưởng lơ là mà phải luôn nỗ lực vì chính
cái vị trí mà mình đã mất bao công sức đầu tư mới có được. Bên cạnh đó, với
bản thân người làm công tác khoa học cũng phải biết chấp nhận sự sàng lọc để
nỗ lực nghiên cứu, cho ra đời các sản phẩm khoa học đúng nghĩa. Bởi, có một nguyên
tắc bất di bất dịch: Khi đã được trọng dụng, đã trở thành những nhà khoa học
đầu ngành thì đều đặn, đúng định kỳ, họ phải có sản phẩm khoa học mang tính
ứng dụng cao. Sản phẩm khoa học phải là thước đo duy nhất đánh giá năng lực
của người làm khoa học.
(Theo ĐĐK) Lục
Bình
|
Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét