06:28
“Sẽ có nhiều ý kiến
phản đối con số 9 triệu”
Dù Ủy ban Tài chính - Ngân sách của
Quốc hội đã thống nhất với con số 9 triệu khởi điểm và 3,6 triệu giảm trừ gia
cảnh mà Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đưa ra, tuy nhiên, Nguyên Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước - TS Cao Sĩ Kiêm - cho rằng “không nên quy định con số cố
định như vậy, mà nên sử dụng con số phần trăm trong các quy định và cách
tính”.
Ông nói: Khi Bộ Tài chính đưa ra mức 9 triệu và giảm trừ
gia cảnh 3,6 triệu đồng/người, nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội đã tỏ ra
đồng tình vì nó vừa là nguyện vọng của nhân dân, của cử tri, lại vừa là vấn
đề mà các cơ quan quản lý cần phải sửa đổi để phù hợp với tình hình, chỉ đạo,
điều hành. Và hơn nữa, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, cán bộ có chuyên
môn kiến nghị là phải thay đổi vì phản ánh thực tế tình hình đất nước chúng
ta. Đồng thời nó cũng nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan chuyên môn.
Tuy nhiên, mức 9 triệu khởi điểm và 3,6 triệu giảm trừ vẫn là những con số cố định, trong khi trong thực tế 4 năm qua lạm phát cộng dồn lên tới khoảng 50%, liệu có xảy ra khả năng giá trị đồng tiền biến động quá nhanh khiến luật không đuổi kịp giá, thưa ông? - Cũng đã có nhiều ý kiến phát biểu cho rằng không nên quy định con số cố định như vậy, mà nên sử dụng con số phần trăm trong các quy định và cách tính. Tuy nhiên, xét về mặt chủ động về nguồn thu cho ngân sách thì các cơ quan quản lý đã đưa ra con số cụ thể. Nhưng tôi tin rằng khi đưa ra thảo luận, cho ý kiến tại Quốc hội tới đây cũng sẽ có nhiều ý kiến phản đối. Do đó, chắc chắn xung quanh dự thảo luật này chúng ta vẫn còn phải bàn thảo nhiều nữa và đây chưa phải là ý kiến cuối cùng. Riêng cá nhân tôi cũng ủng hộ phương án quy định theo con số phần trăm, vì như vậy sẽ hợp lý hơn. Liệu có thể thay thế con số cứng này bằng việc tính thuế trên cơ sở hệ số so với mức tiền lương tối thiểu, khi mà phương án này đảm bảo khả năng điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của nền kinh tế và thu nhập người dân? - Tới đây tôi cũng sẽ tiếp tục ủng hộ phương án quy định theo con số phần trăm để khi lương và lạm phát thay đổi thì những quy định trong luật thuế liên quan cũng sẽ tự động thay đổi theo. Như vậy sẽ rất đơn giản và rất chủ động. Người dân và người làm công ăn lương cũng yên tâm hơn. Vậy theo ông tại sao Bộ Tài chính lại không ủng hộ đề xuất này ngay từ đầu, mặc dù đã có rất nhiều ý kiến đưa ra? - Tôi cho rằng có thể do Bộ Tài chính còn phải căn cứ vào mức ngân sách. Nếu đưa ra tỉ lệ phần trăm thì khi ngân sách “căng” quá thì khó cho công tác điều hành. Chính vì vậy, chưa thể quy định ngay như vậy được. CPI tháng 9 đã tăng tới 2,2%, phá vỡ các kịch bản, các dự báo về lạm phát. Thưa ông, liệu quy định trong dự luật sửa đổi rằng “sẽ sửa giảm trừ gia cảnh khi lạm phát cộng dồn tăng 20%” sẽ khiến luật liên tục phải sửa do lạm phát? - Điều này rõ ràng ai cũng thấy có sự bất lợi. Tuy nhiên sở dĩ chưa quy định được như vậy là do còn nghi ngại khâu kiểm soát lạm phát của mình chưa được tốt, chưa được chủ động. - Xin cảm ơn ông!
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét