10:21
Sở hữu chéo và sự lũng
đoạn thị trường
(Thời
báo Kinh Doanh) - Sở hữu chéo là vấn đề khá bình thường trên thế giới, nhưng
luật của các nước đều yêu cầu minh bạch để thị trường và cổ đông giám sát. Ở
Việt Nam cũng đã có những quy định hạn chế sở hữu chéo và yêu cầu công khai
việc này, nhưng lại bỏ ngỏ khâu giám sát và chế tài, dẫn đến việc sở hữu chéo
ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm lũng đoạn thị trường nhiều lĩnh vực trọng
yếu của nền kinh tế, nhất là lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 do Ủy ban Kinh
tế của Quốc hội vừa công bố, vấn đề sở hữu chồng chéo trong hệ thống ngân
hàng hiện nay đã được đề cập, trong đó nổi bật là việc sở hữu NHTM cổ phần
(TMCP) bởi các tập đoàn, tổng công ty (TCT) nhà nước và tư nhân.
Bản sao của "mô hình đa cấp"?
Hiện tại có khoảng gần 40 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và
tư nhân có sở hữu trên 5% tại các ngân hàng TMCP. Hầu hết tập đoàn kinh tế
nhà nước đều có các công ty tài chính. Mối quan hệ giữa ngân hàng TMCP với
các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở
hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời
lãnh đạo ở các DN khác.
Có ý kiến cho rằng vấn đề sở hữu chồng chéo đã tồn tại rất
lâu trong hệ thống ngân hàng Việt
Theo chuyên gia ngân hàng Lê Xuân Nghĩa, để chống được
tình trạng sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, tiền đầu tư vào ngân hàng
phải được giám sát là đồng tiền "sạch". Cá nhân hay tổ chức muốn
đầu tư vào ngân hàng phải lý giải, chứng minh lấy nguồn tiền ở đâu ra. Các
nước trên thế giới quy định rất chặt chẽ những vấn đề này. Việt
Còn Ts. Lê Đạt Chí - Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, cho rằng bản chất sở hữu chéo chẳng khác gì kinh doanh đa cấp, dùng vốn vay để sở hữu. Ông A chỉ cần góp 50% vốn nắm tỷ lệ chi phối công ty A là có thể dùng 50% tài sản công ty A thực hiện cho các mục tiêu đầu tư chi phối công ty B, rồi dùng 50% tài sản công ty B đầu tư và chi phối tiếp công ty C… Một số tiền nhỏ đi qua nhiều lần đã tạo cấp số nhân giúp tỷ lệ nắm giữ và quyền chi phối ngày càng phình to. Dù loại hình DN này là hoạt động kinh doanh có điều kiện, nhưng thực tế chưa bị điều chỉnh ở Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng...
Cần tạo "bức tường lửa"!
Chính "lỗ hổng" trong giám sát việc chưa minh
bạch về sở hữu chéo cũng như công bố thông tin khiến dư luận và cổ đông thực
sự không biết các "đại gia" dùng tiền ở đâu để thâu tóm ngân hàng.
Tuy nhiên, với vai trò quản lý chuyên môn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thừa khả năng giám sát được dòng vốn đầu tư
của DN và ngân hàng. Bởi không loại trừ cá nhân hay DN được sự tiếp tay của
nhiều "chân rết" trung gian (công ty chứng khoán, công ty đầu tư
tài chính, ngân hàng thương mại (NHTM)…) để gia tăng theo kiểu cấp số nhân tỷ
lệ sở hữu chéo, mở rộng chân rết chi phối toàn bộ DN và ngân hàng theo kiểu "đa
cấp", mà trên thực tế vốn ảo, vốn vay là chủ yếu.
Bối cảnh ở Việt
Một điểm lợi từ mối quan hệ này chính là tín dụng chỉ định
với giá rẻ. Nhưng kết quả lại là khoản nợ xấu khổng lồ cho nền kinh tế. Tuy
danh nghĩa Chính phủ là người đứng ra gánh vác các khoản nợ, nhưng trên thực tế,
người dân mới là người phải đóng tiền trả nợ. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại,
Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - ông
Trương Đình Tuyển, cũng lên tiếng phản đối hình thức sở hữu chéo. Vị chuyên
gia này cho rằng mặc dù pháp luật không cấm, nhưng vấn đề mấu chốt là năng
lực quản trị và Việt
Ông Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết: "Sở hữu chéo là vấn đề ở Việt
"Cần vừa tạo "bức tường lửa" chặt chẽ, vừa
tạo sự năng động cho hệ thống để tránh rủi ro", ông Thành đề xuất.
Ở Việt
----------------------------------------
Sở hữu chéo dẫn đến nhiều hệ lụy
Ts. Lê Đăng Doanh - Chuyên gia kinh tế
------------------------------------
Thông qua sở hữu chéo, cổ đông của ngân hàng A có thể
vay tiền ngân hàng B thông qua một công ty đầu tư tài chính của mình để góp
vốn vào ngân hàng A, và cổ đông của ngân hàng B cũng sử dụng công ty đầu tư
tài chính của mình để vay ngược lại ngân hàng A. Chính điều này đã tạo ra luồng
vốn tưởng là góp "tiền tươi, thóc thật" nhưng thực chất là vốn vay lẫn
nhau. Điều này tạo nên lượng "vốn ảo" trong hệ thống NHTM mà quy mô
thực của nó chưa được làm rõ.
Sở hữu chéo cũng cho phép ngân hàng A giấu nợ xấu của
mình bằng cách không khai báo nợ xấu, mà nhờ ngân hàng B (mà ngân hàng A có
sở hữu) cho vay, qua đó giảm được mức nợ xấu phải khai báo và không phải
trích dự phòng rủi ro tương ứng. Đó cũng là một trong những lý do khiến NHNN
khó nắm được chính xác số nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Dùng sở hữu chéo để lách các quy định
Ts. Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình
giảng dạy kinh tế Fulbright
------------------------------------
Sở hữu chéo có mặt tích cực là góp phần làm tăng hiểu
biết giữa ngân hàng với DN, đồng thời hình thành nên một cơ cấu sở hữu và
quản trị ổn định trong các DN, ngân hàng.
Tuy nhiên, sở hữu chéo cũng có mặt trái, thể hiện qua
những trục trặc ngày càng rõ của ngành ngân hàng vài năm trở lại đây, trong
đó nghiêm trọng nhất là các NHTM đã dùng sở hữu chéo để lách các quy định bảo
đảm an toàn hoạt động do NHNN ban hành.
Thứ nhất là quy định về vốn. Theo quy định của Nghị
định 141/2006/NĐ -CP, vốn điều lệ thực góp của các ngân hàng phải đạt 1.000
tỷ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thông qua sở hữu chéo, cổ
đông ngân hàng A có thể vay tiền ngân hàng B để góp vốn vào ngân hàng A, và ngược
lại. Hoạt động đi vay này tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng.
Thứ hai là giới hạn tín dụng theo quy định hiện hành đã
bị sở hữu chéo làm vô hiệu hoá. Các khoản tín dụng cấp cho các DN nhà nước
bởi NHTM nhà nước vượt hạn tín dụng được chính NHNN phê chuẩn là những ví dụ
điển hình. Thêm vào đó, quy định về các trường hợp không được cấp tín dụng, hoặc
hạn chế cấp tín dụng cũng bị sai lệch.
Thứ ba là các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách hàng không trả được nợ, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phòng rủi ro theo quy định, ngân hàng A có thể cho vay đảo nợ…
Miếng bánh" ngon!
Ts. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng CIEM
------------------------------------
Tình trạng nhập nhèm giữa chức năng, nhiệm vụ của ngân
hàng đầu tư và NHTM ở Việt
(Theo Thời báo Kinh doanh) Việt
Nguyễn
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét