20:10
Việc
xử phạt vi phạm giao thông:
Cần bỏ ngay tư tưởng phạt
để lấy tiền!
(PL)-
Quy định hiện hành cho phép để lại toàn bộ tiền xử phạt giao thông cho địa
phương sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy…
Ngày 28-9, tiếp tục ngày làm việc thứ hai của phiên họp
toàn thể lần thứ 6 tại TP.HCM, Ủy ban Pháp luật của QH thảo luận xung quanh
báo cáo kết quả giám sát của ủy ban này về việc thực hiện pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTVT. Trong đó, lĩnh vực giao thông
đường bộ được nhiều đại biểu quan tâm nhất vì tiền phạt mỗi năm mỗi tăng
nhưng tai nạn giao thông vẫn nhức nhối với số người chết lên tới cả vạn người
mỗi năm.
Các đại biểu đều thống nhất quan điểm xử phạt vi phạm hành
chính về giao thông không phải để nhằm mục đích thu tiền mà cái chính là
hướng đến sự giáo dục, phòng ngừa. Phải làm sao tất cả hành vi vi phạm về
giao thông đều phải bị phát hiện và xử lý chứ không cần phải tăng mức xử phạt
vì hiện nay mức xử phạt đã phù hợp.
Băn khoăn chuyện sử dụng tiền phạt
Theo quy định tại Nghị định 124/2005 và Thông tư 89/2007
của Bộ Tài chính, 100% số tiền phạt vi phạm giao thông được để lại cho các
lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông với tỉ lệ: 70% trích cho lực
lượng công an, 10% cho thanh tra giao thông, 10% cho Ban An toàn giao thông
và 10% cho các lực lượng khác.
Phó Trưởng đoàn đại biểu QH (ĐBQH) tỉnh Bình Dương Huỳnh
Ngọc Đáng cho rằng Bộ Tài chính cần xem lại tư tưởng trong các thông tư hướng
dẫn về quản lý tiền xử phạt vi phạm về giao thông. “Không phải cứ thu được
nhiều thì chi nhiều. Vấn đề của việc thu phạt trong xử lý vi phạm giao thông
là để răn đe, giáo dục chứ không phải thu để lấy tiền. Nếu tỉnh nào thu ít
thì không có tiền để chi cho các công tác về quản lý trật tự an toàn giao
thông hay sao? Không nên khuyến khích thu (tiền phạt - PV) để chi vì sẽ gây
nên những hệ lụy không đáng có” - ông Đáng góp ý.
Ông Bùi Nguyên Súy, Phó Trưởng ban Dân nguyện của QH, cũng
đặt vấn đề: “Xử phạt nhiều có phải góp phần ổn định trật tự an toàn giao
thông hay không?”. Ông Súy cho rằng tiền phạt phải đưa vào ngân sách Nhà nước
để điều hòa chung cả nước chứ không nên để lại cho địa phương. Còn các khoản
bồi dưỡng cho lực lượng làm trong lĩnh vực này phải quy định là phụ cấp hằng
tháng, dù thu được hay không thu được thì vẫn chi khoản đó chứ không phải cứ
thu được mới chi. Ngay cả đầu tư phương tiện, trang bị cho lĩnh vực này cũng
phải chi từ ngân sách chứ không nên phụ thuộc vào việc xử phạt được bao nhiêu.
Phạt nặng nhưng vi phạm không giảm
Ở một góc nhìn khác, Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ
cho rằng cần phải đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực giao
thông đã hợp lý chưa, có hiệu quả không. Ông đặt liên tiếp nhiều câu hỏi: Tại
sao tăng mức phạt mà tai nạn vẫn tăng? Nếu tăng phạt mà không giải quyết được
thì không lẽ cứ tăng mãi đến chóng mặt? 60%-70% lỗi vi phạm là vượt quá tốc
độ, vậy thì quy định về tốc độ như hiện nay phù hợp chưa, đúng chưa? “Ngành
giao thông cần xem lại công tác tổ chức giao thông cho hợp lý, không thể cứ
cấm đoán là được mà phải nghĩ đến lợi ích của người dân, phải đặt mình vào vị
trí người dân ở mọi hoàn cảnh khi tham gia giao thông thì mới làm được” - ông
Độ nhấn mạnh.
Trong khi đó, Phó Trưởng ban Dân nguyện
của QH Bùi Nguyên Súy đưa ra quan điểm rằng đến nay thì không nên đặt vấn đề
tăng cường công tác tuyên truyền nữa mà phải xem hiệu quả nó đạt được như thế
nào, có đi vào chiều sâu chưa, có chuyển biến gì trong ý thức, nhận thức
không. Đồng tình, TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp,
nhận xét: “Lĩnh vực tuyên truyền phổ biến pháp luật về giao thông là tốt
nhất, sự hiểu biết có thừa nhưng sự tuân thủ rất kém. Cạnh đó là việc xử phạt
tùy tiện và tâm lý người bị phạt cũng muốn xong chuyện, tránh rắc rối đã tạo
ra ý thức người tham gia giao thông kém”.
Ngoài ra, các đại biểu cũng lưu ý vấn đề tổ chức thi cấp
bằng lái xe, đăng kiểm phương tiện hiện nay còn lỏng lẻo, làm cho có. Thi lấy
bằng lái mà làm trọn gói. Phương tiện quá cũ mà vào đăng kiểm chỉ cần kẹp
tiền vào hồ sơ là qua hết.
(
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét