09:55
Kinh doanh cổ phiếu trực tuyến:
“MB24
biến tướng”
SGTT.VN - Rủ nhau đi mua cổ phiếu của những
công ty nước ngoài thông qua một website mà không biết rõ “mặt mũi” công ty
đó như thế nào. Nhiều người đầu tư chỉ bởi mức lãi cao được hứa trả.
Trên
diễn đàn trang webtretho.com có một thành viên đã mời chào những thành viên
khác tham gia kinh doanh cổ phiếu trực tuyến. Theo đó, người này cho biết đã
kinh doanh cổ phiếu trực tuyến được 5 tháng thông qua Uinvest. “Hiện số tiền
bỏ ra ban đầu đã tăng gấp đôi, và đã rút được gốc về còn số lãi cho quay
vòng, nếu có bất trắc cũng coi như chẳng mất gì”, người này viết trên diễn
đàn.
Bán cổ phiếu kiểu bán hàng đa cấp
Theo
đó, muốn mua cổ phiếu của một công ty nào đó ở Ukraine và Đông Âu, người mua
đăng nhập vào trang web của công ty Uinvest, chọn lựa công ty và chuyển tiền
mua. Tiền mua là đồng USD, nên người mua phải mua ngoại tệ qua các đại lý
ngoại tệ trên mạng, và sau này bán cổ phiếu có tiền USD chuyển sang tiền đồng
cũng qua các đại lý này.
Thí
dụ, cổ phiếu Grain Producs Complex, được giới thiệu là một công ty sản xuất
ngũ cốc ở Nga, đã có quá trình hoạt động 17 năm, hàng ngày sản xuất hơn 300
tấn bột cung cấp khắp nước Nga. Giá khởi điểm được bán vào tháng 11.2011 là
220 USD, lãi 45 USD/tháng trong vòng năm năm. Thời điểm đầu tháng 9, giá đã
lên 320 USD.
Không
biết “mặt mũi” công ty, song cả người mua và người bán nếu thấy cổ phiếu này
với mức lãi hấp dẫn thì giao dịch với nhau. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phiếu,
nếu muốn thì yêu cầu Uinvest. Công ty này sẽ chuyển đến với mức phí là 100
USD. Đến kỳ, khi “cổ đông“ nhận lãi, Uinvest sẽ lấy 10% phí trên lãi. Còn khi
bán cổ phiếu, người bán sẽ mất phí 1% cộng với 1 USD.
Trò
chơi đầu tư này còn diễn ra theo hình thức đa cấp, người trước giới thiệu
người sau và hưởng hoa hồng từ việc này. Càng nhiều tiền đầu tư và càng nhiều
người mua cổ phiếu thì hoa hồng càng cao, từ 4 – 15% trên số tiền người đi
sau nạp vào.
Theo
như trang Uinvest, công ty này được thành lập năm 2006 với trụ sở ở Ukraine
và Hoa Kỳ, thu hút vốn của các nhà đầu tư cá nhân cho các công ty yêu cầu tài
trợ. Công ty này cho biết, trung bình lợi nhuận ròng hàng tháng của tất cả
các dự án cho các nhà đầu tư là 12%. “Các công ty này đầu tư gì mà trả lãi
khủng như vậy? Ở Việt
Lợi lớn, rủi ro cao
Theo
TS Nguyễn Trí Hiếu, những giao dịch rao bán cổ phiếu trực tuyến như trên,
người mua nên cẩn thận. “Muốn mua một cổ phiếu phải có nghiên cứu về công ty,
công ty đó hoạt động ở đâu, báo cáo tài chính ra sao. Không thể đầu tư đơn
thuần theo lời giới thiệu của công ty môi giới”, ông nói. Theo ông, những
thông tin trên mạng không đi kèm “mặt mũi” công ty, sức khoẻ tài chính của
nó, tiền huy động vào dự án cụ thể nào… thì thường là những thông tin mang
tính chất dẫn dụ, lừa đảo.
Hơn
nữa, nếu như bán hàng đa cấp thì hàng hoá là vật dụng sinh hoạt, tiêu thụ
hàng ngày (có thể thấy được). Còn bán theo kiểu đa cấp các công cụ tài chính,
cổ phiếu, giấy tờ có giá (tạm gọi là hàng hoá vô hình) thì đây là những giao
dịch mua bán không bình thường; việc lưu ký hàng hoá không rõ ràng. “Nếu các
công ty ngưng trả lãi, công ty trung gian “sập mạng”, người mua biết kêu
ai?”, ông Hiếu nói. Đó là chưa kể, việc chuyển đổi ngoại tệ mua bán như trên
không nằm trong quy định của luật pháp Việt
Ở
Việt
Nhóm PV SGTT, tựa đề của Thương Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét