19:25
Phác
đồ trị bệnh cho hệ thống ngân hàng
* Nợ quá hạn trên tổng dư nợ của hầu
hết các NH đều tăng mạnh so với các năm trước
* Cần bóc tách và nhìn nhận thẳng vào
"điểm trũng” của NH
"Chính phủ
Việt Nam cần sớm tạo một sân chơi bình đẳng cho các dịch vụ tín dụng, đồng
thời cần sớm phải chuyển đổi theo cơ chế thị trường. Tăng cường năng lực giám
sát của NHNN để ngăn chặn tín dụng xấu, tăng cường bảo vệ khách hàng”, đại
diện của Ngân hàng Châu Á đưa ra khuyến cáo nếu Việt Nam muốn phát triển một
nền tài chính vững mạnh.
Lộ nhiều lỗ hổng
Vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
(NH) lại một lần nữa được nhắc lại trong thời gian gần đây với sức nóng ngày
càng cao. Và cũng trong lúc hoạt động tái cấu trúc NH đang diễn ra mạnh cùng
với yêu cầu thanh lọc nợ xấu, nhiều ý kiến cho rằng, cần bóc tách và nhìn
nhận thẳng vào "điểm trũng” của NH liên quan đến "sân sau”, đến
"sở hữu chéo”…
Chưa hết, một doanh nhân đến từ Ấn Độ,
ông Ajay Bhagat, Giám đốc Công ty công nghiệp Duthchply, còn chỉ ra thực tế
phũ phàng: "Nhiều khi công ty phải trì hoãn một số hoạt động vì lý do từ
phía ngân hàng”. Ông thẳng thắn góp ý: hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
Việt
Còn doanh nghiệp nội trong nước nói gì?
Bà Lê Thu Hà, Giám đốc Công ty TNHH Lê Xim chuyên về đầu tư xây dựng trong
lần đối thoại trực tiếp với Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã đề xuất: Ngân
hàng và doanh nghiệp cần làm việc với nhau dựa vào niềm tin.
Nhưng nguyên nhân nào gây ra những bất
ổn và mất niềm tin của người dân, lẫn doanh nghiệp đối với hệ thống tài chính
nhất là các NHTM hiện nay? Ông Bùi Kiến Thành – chuyên gia ngành tài chính
ngân hàng nhận định: Trong khi nền kinh tế vẫn đang khó khăn chồng chất,
doanh nghiệp khốn cùng thì ngân hàng báo lãi lớn. Khoảng cách giữa NH và
doanh nghiệp, người dân ngày càng xa. NH mẹ Sacombank báo lãi trước thuế 6 tháng
lên tới 1.400 tỷ đồng. NH Vietcombank dự báo lãi 9 tháng lên tới 4.600 tỷ
đồng. Nhưng thành quả này của các NHTM Việt
Cái lợi của NHTM thời gian trước đang
tụ lại và chuyển thành khó khăn trong ngày hôm nay. Dù đã ép biên lãi suất
huy động ngắn hạn chỉ 9%/năm nhưng việc lách trần lãi suất từ 10% -11,5% đối với
những khoản gửi vài trăm triệu đồng của khách hàng lại tái xuất hiện âm thầm.
Nguyên nhân là để bù vào nợ xấu. Dù đang huy động được 11 đồng vốn, và chỉ
cho vay ra được 2 đồng, rồi cho tiền lòng vòng trong hệ thống mà không đưa ra
được cho nền kinh tế. Rõ ràng, hiệu suất sinh lời của đồng tiền, tốc độ quay
vòng của đồng tiền đang bị chính NH làm giảm.
Minh bạch và nâng cao chất lượng
Ông Bùi Kiến Thành cho rằng, một phần
cũng do chính NHNN "nuông chiều” các NHTM. Chính sách lãi suất của NHNN
thì luôn chạy theo NHTM, do vậy, luôn không ổn định, điều đó làm cho doanh
nghiệp không đưa ra được kế hoạch sản xuất dài hạn của mình. Luật pháp liên
quan đến ngành NH đang bị chính người trong nhà lờ đi. Trên giấy tờ, có luật
pháp nhưng khi đưa ra cuộc sống thực tiễn, nhiều điểm bị che khuất.
Tệ hại hơn, nhiều NH được thành lập bởi
các tập đoàn kinh tế hay một nhóm lợi ích - mà nòng cốt là một số cá nhân với
mục đích là cung cấp vốn cho nội bộ tập đoàn đó, nhóm lợi ích đó - mà vì thế
chất lượng các khoản cho vay, cũng như hạn mức cho vay, không bao giờ là điều
đáng quan tâm. Chất lượng tín dụng vì vậy rất kém.
Chuyên gia Đinh Tuấn Minh, người thực
hiện phần viết Báo cáo Vĩ mô tài chính của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã ghi rõ:
Trong khi đây phải là lĩnh vực mà các tiêu chí trung thực và minh bạch đặt
lên hàng đầu thì các biện pháp hành chính mà NHNN đang áp dụng đã vô hình
trung "khuyến khích” các tổ chức tín dụng làm sai lệch sổ sách, che dấu
số liệu. Việc này không những gây tốn kém cho cả các tổ chức tín dụng và
khách hàng mà còn gây ra những khó khăn nhất định trong việc giám sát rủi ro
hệ thống do số liệu cung cấp cho NHNN không thật.
Tại cuộc tọa đàm "Hỗ trợ cho
chương trình phát triển tài chính vi mô” do NH phát triển Châu Á phối hợp với
NHNN tổ chức ngày 28-9, đại diện NH phát triển Châu Á (ADB) đã dẫn chứng:
chẳng hạn như NH chính sách xã hội luôn được Chính phủ đứng sau, hỗ trợ cho
vay lên tới 200 -300 triệu USD mỗi năm nhưng lợi ích đem lại hàng tháng chỉ
tính trên mỗi hộ gia đình không quá nổi 2 USD. Điều này tạo ra nguy cơ rất
lớn đối với sự bền vững. Hay quỹ tín dụng nhân dân rất kém hiệu quả do bị cản
trở bởi tính chất chủ sở hữu số ít, dẫn đến nguồn lực về vốn yếu kém và khả
năng tiếp cận khách hàng thấp.
Tất cả các tổ chức tài chính hiện nay
đều chịu sự quy định của luật các Tổ chức tín dụng 2010, quy định quy chuẩn
an toàn đối với các hệ thống an toàn, song trên thực tế lại chưa được triển
khai đầu đủ. Vì vậy, theo khuyến cáo của ADB, Việt
(Theo ĐĐK) Thúy
Hằng
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét