09:01
Hợp
pháp và hợp lẽ
Việc UBND tỉnh Bình
Dương phát lệnh cấm cán bộ, công chức, viên chức mang vòng hoa viếng tang
đang gây xôn xao dư luận không chỉ ở địa phương này.
Lệnh trên xuất
phát từ mong muốn nhằm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang
song lại đụng đến một phong tục lâu đời thành ra gây ra rất nhiều ý kiến khác
nhau.
Trong đó, tựu
trung có 2 luồng dư luận chính. Một luồng dư luận chiếm thế áp đảo đã tỏ ra
không đồng tình, thậm chí là bất bình với cái lệnh cấm này vì rằng nghĩa tử
là nghĩa tận, mang vòng hoa tới viếng là thể hiện một nghĩa cử, tình cảm tốt
đẹp của người sống với người quá cố. Luồng dư luận khác lại ủng hộ khi cho
rằng đó là việc làm lãng phí, tốn kém và nên dùng tiền mua vòng hoa vào việc
làm thiết thực hơn...
Một quyết định,
việc làm của cơ quan công quyền đụng chạm tới một tập quán, thói quen hay một
phong tục lâu đời như ma chay, cưới hỏi... trong đời sống của người dân thì
việc xuất hiện những luồng ý kiến, nhìn nhận, đánh giá khác nhau cũng là lẽ
thường tình. Bởi mỗi người từ nhận thức, nhân sinh quan của mình đều có thể
và có quyền đưa ra ý kiến và đánh giá khác nhau.
Song, đối với
một cơ quan công quyền như UBND tỉnh Bình Dương thì điều quan trọng không
phải là dư luận mà là quyết định của họ có hợp lẽ hay không, khả thi hay
không?... Ngay cả trong trường hợp hợp pháp và khả thi rồi thì sự hợp tình
hợp lý của một quyết định, mệnh lệnh hành chính cũng rất cần được tính đến
nếu nó động chạm tới vấn đề nhạy cảm.
Chưa bàn tới
việc lệnh cấm cán bộ, công chức, viên chức mang vòng hoa viếng tang có hợp
pháp hay không bởi những người này ngoài là cán bộ, công chức, viên chức còn
là công dân với đầy đủ các quyền dân sự của mình. Chỉ xét về tính khả thi
thôi đã thấy lệnh cấm của chính quyền tỉnh Bình Dương có... vấn đề. Cấm thì
cấm nhưng nếu vẫn cứ xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức mang vòng hoa
viếng tang thì xử lý thế nào? Kỷ luật, hạ bậc thi đua... vì vi phạm lệnh cấm
này? Không dễ như vậy, bởi xử lý không tế nhị rất dễ trở thành một vấn đề
phản cảm, gây dư luận không tốt.
Không ai phản
đối những việc làm, mong muốn tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh. Nhưng
thế nào là lãng phí, là nếp sống văn minh trong việc mang vòng hoa tới viếng
tang không phải dễ phân biệt bởi tình cảm và thể hiện tình cảm cũng là một
nhu cầu đáng được coi trọng.
Bên cạnh đó,
ngoài việc cấm cán bộ, công chức, viên chức mang vòng hoa tới viếng tang,
tỉnh Bình Dương chắc còn có nhiều việc làm khác cũng cần tiết kiệm, cần thể
hiện nếp sống văn minh không kém, nếu không muốn nói là nếu thực hiện tốt còn
giúp tiết kiệm và văn minh hơn nhiều.
PHẠM DƯƠNG
Thực ra
xưa kia ông cha ta chưa có tục lệ dùng vòng hoa viếng người mất mà chỉ dùng
hoa huệ, hoa cúc trắng trong cúng giỗ người quá cố. Có lẽ vòng hoa là sự du
nhập văn hóa nước ngoài và nó đã phát triển quá mức. Có những đám ma bố mẹ
quan chức số tiền vòng hoa đến hàng mấy chục triệu. Số tiền đó đã được biến
thành rác của nghĩa trang trong khi nhiều người nghèo chẳng có nổi 1 triệu
đồng/tháng cho con học đại học. Việc làm trên của Bình Dương nên được các địa
phương học tập để đưa khẩu hiệu chống lãng phí đi vào thực chất.
Thương Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét