07:00
Tạm nhập nhưng không tái xuất:
“Chiêu”
buôn lậu tinh vi
Lợi dụng lỗ hổng từ cơ chế,
chính sách, hàng loạt doanh nghiệp (DN) đang tạm nhập nhiều loại hàng hóa nhưng
không tái xuất hòng trục lợi.
Tình trạng này không chỉ xảy ra với rác thải công nghiệp,
linh kiện điện tử, thực phẩm đông lạnh… mà còn lan sang mặt hàng thiết yếu
như xăng dầu, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, phá hoại thị trường trong nước.
Vào nhiều, ra ít
Qua thanh tra tại các địa bàn trọng điểm trong vòng 3
tháng, Tổng cục Hải quan cho biết tại Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã phát
hiện một loạt container các loại phế phẩm như vi mạch điện tử, thực phẩm… và
cả xăng dầu đã lọt qua cửa khẩu bằng con đường tạm nhập nhưng sau đó không tái
xuất theo quy định trong vòng 180 ngày. Số hàng này sau đó len lỏi, luồn lách
vào thị trường nội địa, gây nguy hại cho người tiêu dùng.
Số liệu thu thập được cũng cho thấy kim ngạch tạm nhập tái
xuất gia tăng nhanh và bất thường trong thời gian gần đây. Cụ thể, nếu kim
ngạch tạm nhập năm 2006 chỉ 1,3 tỉ USD thì đến năm 2011 đã tăng lên đến 6,3
tỉ USD. Riêng 6 tháng đầu 2012, con số này đã lên hơn 3,8 tỉ USD. Bộ Tài chính
nhận định, chỉ trong vòng 5 năm, kim ngạch tạm nhập tăng gần 5 lần là hết sức
bất thường, tạo rủi ro lớn đối với nền kinh tế.
Đặc biệt, chênh lệch giữa hai con số tạm nhập và tái xuất
quá lớn cho thấy hàng hóa chưa ra hoặc vào nhưng không ra. Có những năm như
2007, hàng tạm nhập trị giá 1,7 tỉ USD nhưng xuất ra chỉ 120 triệu USD, năm 2010
vào 5 tỉ USD ra 4 tỉ USD.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, qua thanh
tra các cửa khẩu trọng điểm phát hiện có 1.010 lô hàng có hồ sơ tạm nhập
trong thời hạn 180 ngày nhưng không thấy có hồ sơ tái xuất. “Đó là những dấu
hiệu rủi ro rất cao, lô bé nhất 1 container, lớn thì vài chục container. Chúng
tôi đang làm rõ những lô hàng trên có xuất ra không hay quay vào phá hoại thị
trường trong nước” - ông Tuấn nói.
Nguyên nhân quan trọng để xảy ra tình trạng này, Bộ Tài
chính thừa nhận, chủ yếu từ sơ hở trong cơ chế chính sách. Ví dụ, những mặt
hàng quốc tế cấm hoặc hạn chế thì VN không cấm. Đặc biệt là rác thải độc hại,
linh kiện điện tử đã qua sử dụng rủi ro cao vẫn cho tạm nhập tái xuất. “Hàng
công ước quốc tế cấm hoặc hạn chế mà VN không cấm trong tạm nhập tái xuất có
phải sơ hở không. Chì độc hại thế giới cấm, linh kiện điện tử qua sử dụng
cũng cấm, lốp qua sử dụng cấm… nhưng VN vẫn cho tạm nhập tái xuất”, ông Tuấn
trăn trở.
Cũng theo ông, bản chất của tạm nhập tái xuất gồm nhập và
xuất, theo quốc tế 2 hoạt động này phải được chứng từ hóa, phải có hợp đồng
để quản lý, nhưng hiện tại quy định của VN chỉ cần một hợp đồng tạm nhập mà không
cần tái xuất, nên rất dễ để các đối tượng qua mặt cơ quan chức năng, nhập vào
nhưng không xuất ra.
Truy tìm hàng trăm container… lang
thang
Lỗ hổng lớn nhất để nhiều DN lợi dụng là ở thời gian tạm
nhập tái xuất 180 ngày theo quy định hiện hành. Ông Tuấn bức xúc nói: “Thời
gian tạm nhập tái xuất 180 ngày là quá dài. Nếu thử so sánh, trong điều kiện bình
thường hàng đi từ Hải Phòng lên tới Móng Cái chỉ khoảng 200 km, cộng thêm
thời gian lưu kho, lưu bãi… cùng lắm vài ngày, nhưng quy định lại cho đến 180
ngày. Chắc là mỗi ngày hàng chỉ đi được hơn một km? Thời gian này vô tình để
những người kinh doanh không ngay thẳng làm hồ sơ đối phó với nhà nước. Bên
cạnh đó, tại sao thế giới quy định rõ tuyến đường phải đi, VN toàn đi tuyến
khác? Thế giới quy định rõ lưu kho đầu vào đầu ra chịu giám sát chặt chẽ của
nhà nước, VN không có”.
Chính sự lỏng lẻo trên khiến một loạt vụ vi phạm nghiêm
trọng đang liên tiếp xảy ra. Tổng cục Hải quan cho biết mới qua kiểm tra tại
một số điểm chính như Hải Phòng, Lạng Sơn, đã phát hiện 167/277 container
được kiểm tra có vi phạm phải tịch thu.
Trong số này, 33 container hàng nội tạng đông lạnh, số còn
lại là hàng cấm, ắc quy chì, rác thải... Ước tính có đến 500 - 600 container loại
40 feet có vi phạm đang nằm trong nội địa. “Hiện có hơn 600 container đang
lang thang đâu đó mà các trinh sát của chúng tôi đang truy tìm. Đặc biệt
trong số này có 254 tấn đường ra khỏi cảng Hải Phòng từ tháng 4 nhưng không
tái xuất, chúng tôi tìm được hàng đã bị phá niêm phong.
Hiện số hàng này tập trung tại Lào Cai, chúng tôi đang
tiến hành kiểm tra, nếu đúng là đường và còn nguyên 254 tấn thì không cho tái
xuất nữa vì đã quá hạn, chủ hàng sẽ phải đóng thuế ngoài hạn ngạch để tiêu
thụ nội địa. Mức thuế này là rất cao, lên đến 80%. Nếu không đủ 254 tấn đường,
đã thẩm lậu bớt vào nội địa hoặc trà trộn hàng khác thì sẽ phải khởi tố và
truy cứu trách nhiệm” - ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan cho biết thêm.
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng đang lo ngại tình trạng một số
DN dùng thủ đoạn này trục lợi cả mặt hàng xăng dầu. Dẫn chứng từ vụ buôn lậu
2.000 tấn vừa bị hải quan bắt cuối tháng 7, ông Tuấn cho biết, thủ đoạn của các
đối tượng này tạm nhập tái xuất để tránh thuế. DN Campuchia mua xăng tại VN
dưới hình thức tạm nhập sau đó xuất sang Trung Quốc, nhưng sau đó bán lại cho
các đối tác tại VN để hưởng chênh lệch.
Ngay việc dùng VN làm trung gian để xuất xăng sang cho
Trung Quốc cũng khiến lãnh đạo này rất bức xúc: “Nếu tạm nhập tái xuất sang
cho Campuchia và Lào là những quốc gia chưa có nhà máy lọc dầu còn hợp lý, chứ
tạm nhập để xuất sang Trung Quốc rất đáng lo ngại. Có phải vì cảng của Trung
Quốc kém, lạc hậu hay quãng đường đi có vấn đề phải vòng qua VN? Thực tế, các
DN mua xăng tạm nhập tại VN chở thẳng từ cảng Vũng Áng đến Thanh Hóa rồi cho
7-8 tàu vào hút ra bán ngay thị trường nội địa”.
Anh Vương (Theo TNO, tựa đề do
Thương Giang đặt)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét