Người dân hãi hùng kể lại tai nạn khiến bé sơ sinh văng khỏi bụng
mẹ
Cập nhật lúc
16:01
Nghe tiếng động
lạ, nhiều người dân sinh sống gần hiện trường chạy ra thì phát hiện chiếc xe
máy biển Nghệ An cùng 3 nạn nhân đã nằm gọn trong gầm xe tải. Cú va chạm mạnh
làm người vợ mang thai tháng thứ 8 sinh con tại hiện trường, sau đó tử vong,
cháu gái bị thương nặng.
Hiện
trường vụ tai nạn, chiếc xe máy của nạn nhân nằm trong gầm chiếc xe tải chạy
lùi (màu xanh)
Vụ xe tải lùi cuốn xe máy vào gầm khiến 3 người thương
vong, bà bầu 8 tháng tử vong sau khi sinh con tại hiện trường xảy ra tại
đường Võ Quý Huân (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) vào sáng
nay vẫn đang gây xôn xao dư luận.
Ghi nhận của chúng tôi tại hiện trường, dù vụ tai nạn xảy
ra vào lúc 7h30 nhưng đến 10h30 công tác điều tra hiện trường vẫn đang diễn
ra. Lực lượng công an phường, CSGT và dân phòng được huy động để bảo vệ hiện
trường, hai bên đường người dân vẫn tập trung rất đông để theo dõi vụ việc.
Công
an hiện vẫn đang phong tỏa, khám nghiệm hiện trường.
Nhiều người dân vẫn chưa hết bàng hoàng, sợ hãi khi nhắc
lại vụ tai nạn xảy ra, ai cũng xót xa cho sự ra đi đột ngột của các nạn nhân.
Đứng tại hiện trường, một người đàn ông lớn tuổi kể lại,
vào thời điểm xảy ra tai nạn ông đang đứng rất gần, khi nghe tiếng động lạ
ông chạy đến thì nhìn thấy chiếc xe tải đi lùi va chạm với một chiếc xe máy
tay ga.
"Xảy ra va chạm, tôi chạy tới thì thấy người đàn ông
cố gắng kéo chân đang mắc kẹt ở bánh ô tô ra, rồi chạy đến người vợ đang nằm
cạnh. Người phụ nữ này đang mang bầu, bị bánh xe tải cán qua khiến thai nhi
ra khỏi bụng mẹ, nằm giữa đường. Ngoài ra còn một bé gái cũng bị thương khá
nặng.
Đến giờ tôi không biết vì sao chiếc xe tải lại đi lùi như
vậy nữa, tôi đoán khả năng là xe này đi vào đường cấm xe tải hoặc là đi tới
cuối đường này gặp CSGT do không mang giấy tờ xe nên lùi xe. Mấy người gặp
tai nạn có rất nhiều hành lý, khả năng đi lúc sáng sớm như vậy chắc là về
quê", người đàn ông cho biết.
Anh Đinh Văn Toán (trú tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định)
cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn anh có việc đi qua khu vực cổng trường
THPT Minh Khai nằm trên đường Võ Quý Huân nên chứng kiến được sự việc.
Người dân tập trung theo dõi công an khám
nghiệm hiện trường.
Phát hiện sự việc, anh vội chạy lại xem những người gặp
nạn như thế nào thì thấy một bà bầu đang mang thai sinh một bé trai ra ngoài
ngay dưới gầm xe tải.
Trong khi đó, 1 nhân chứng khác kể lại: "Tôi đi cũng
nhiều nơi, gặp một số vụ tai nạn nhưng chưa bao giờ chứng kiến vụ nào thương
tâm như vậy. Chỉ trong tích tắc cả mấy người gặp nạn, không hiểu lái xe tải
lùi kiểu gì mà không phát hiện được có người đi phía sau.
Sau khi bé trai ra khỏi bụng mẹ thấy vẫn còn thở nên mọi
người đã nhanh chóng đỡ em bé, cắt dây rốn rồi đưa đi cấp cứu. Còn một bé gái
khoảng 4 tuổi đang nằm bên cạnh mẹ thở thoi thóp cũng được đưa đi bệnh viện
ngay đó. Người phụ nữ mang bầu bị thương nặng quá nên không qua khỏi".
Liên
quan đến vụ việc trên, ông Trần Bằng - Chủ tịch UBND phường Phúc Diễn xác
nhận vụ tai nạn nghiêm trọng nói trên và cho biết, em bé sau khi ra khỏi bụng
mẹ vẫn còn thở và được người dân đưa đi cấp cứu. Hiện vụ tai nạn đang được
các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm rõ.
Theo Thời đại
|
Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018
Sở Du lịch Quảng Bình: 9
nhân viên phục vụ 12 lãnh đạo?
Cập nhật lúc 15:45
Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình lý giải lãnh đạo nhiều
hơn nhân viên do đặc thù là sở mới được chia tách nên thiếu hụt nhân viên.
Theo
tìm hiểu của PV Báo Người
Lao Động, tại Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình có 1 giám đốc, 3 phó giám đốc, 1
chánh văn phòng, 7 trưởng và phó trưởng phòng nhưng chỉ có 9 nhân viên.
Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên
Giám
đốc là ông Hồ An Phong, 3 phó giám đốc lần lượt là ông Nguyễn Văn Kỳ, phụ
trách mảng quản lý du lịch; ông Lê Thế Lực, phụ trách vấn đề đào tạo - nghiên
cứu khoa học về du lịch cộng đồng và ông Đặng Đông Hà được giao phụ trách
mảng quảng bá - xúc tiến du lịch.
Sở
Du lịch Quảng Bình có 1 văn phòng và 5 phòng ban chuyên môn thì đa phần là lãnh
đạo. Cụ thể, tại Phòng Quản lý Du lịch có tất cả 3 người nhưng có đến 2 lãnh
đạo và chỉ có 1 nhân viên. Trưởng phòng là ông Hà Minh Tuân; Phó trưởng phòng
là ông Hoàng Hải Nam còn chuyên viên là bà Đinh Thị Mai Tuyết.
Tương tự, Thanh tra Sở Du
lịch có 3 người, gồm 2 lãnh đạo là ông Lê Thanh Bình - chánh thanh tra sở, bà
Phạm Thị Minh Huệ - phó chánh thanh tra, duy nhất ông Trần Công Nguyên làm
chuyên viên.
Trụ sở Sở
Du lịch tỉnh Quảng Bình
Phòng Kế hoạch phát triển du
lịch của Sở Du lịch Quảng Bình có 2 người thì cả 2 đều là lãnh đạo. Trưởng
phòng là Lưu Minh Hùng và Phó trưởng phòng là ông Lê Thái An. Còn tại Trung
tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch - Sở Du lịch Quảng Bình chỉ có duy nhất 1 người
kiêm luôn chức giám đốc trung tâm này là Bùi Thị Thanh Thúy.
Đông
"quân" nhất được ghi nhận ở Sở Du lịch Quảng Bình là văn phòng sở
này khi chỉ có 1 Chánh văn phòng, 1 kế toán phụ trách, 4 nhân viên và 2 lái
xe.
Do đặc thù mới tách sở?
Trả
lời trên 1 tờ báo, ông Nguyễn Văn Kỳ - Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình -
cho hay sở chỉ hơn 10 công chức nhưng đã có vài người trong số đó chưa hẳn có
việc để làm. Thậm chí có người đau ốm hàng năm trời nhưng sở không có cách gì
để đưa họ ra khỏi bộ máy.
"Sở
Du lịch mà có đến 4 phó giám đốc là quá nhiều, sở có chức năng đặc thù như Sở
Du lịch thì chỉ cần cơ cấu 1 trưởng và 1 phó là đủ. Đặc biệt ở sở hiện nay
hết sức vô lý là 2 người làm chuyên môn phục vụ 4 ông lãnh đạo" - ông Kỳ
phản ánh.
Trong
khi đó, trả lời PV Báo Người
Lao Động trưa 31-5, ông Hồ
An Phong, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, khẳng định thông tin sở có 4
phó giám đốc mà ông Nguyễn Văn Kỳ cung cấp với báo chí trước đó là sai sự
thật và cho rằng do đặc thù là sở mới tách ra từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch tỉnh Quảng Bình (nay tách ra làm 2 Sở: Sở Văn hóa - Thể thao và Sở Du
lịch - PV) nên việc thiếu nhân viên là bình thường.
"Sở vừa tách ra cũng chưa
được bao lâu, tại các phòng ban chuyên môn của sở, mỗi người đều phụ trách
một công việc, đều đáp ứng chuyên môn và làm hết khả năng của mình để phát
triển ngành du lịch tỉnh nhà. Hiện tại sở vẫn đang tuyển thêm nhân viên để
phụ trách các bộ phận còn thiếu chứ không phải như thông tin một số người
chưa hẳn làm việc…" – ông Phong khẳng định.
Trước
thông tin, ông Hoàng Hải Nam - Phó trưởng Phòng Quản lý Du lịch - đau ốm hàng
năm trời nhưng không có cách gì đưa ra khỏi bộ máy, ông Phong cho hay ông Nam
bị bệnh một thời gian dài nhưng vẫn đến cơ quan làm việc thường xuyên và chưa
nghỉ quá số ngày quy định.
"Anh Nam cũng còn mấy tháng
nữa là về hưu nên cơ quan cũng tạo điều kiện cho anh ấy, bao nhiêu năm làm
việc và cống hiến giờ bệnh tật ập đến cũng là sự cố xảy ra ngoài ý muốn mà
thôi" - ông Phong nói.
(Theo
Người Lao Động) Hoàng Phúc
|
Lo sức khỏe cho dân, Bộ Tài chính muốn
tăng thuế đường, nước ngọt
Cập
nhật
lúc 14:47
Bộ Tài chính đã bổ sung nước
ngọt vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với lý do nước ngọt "chứa
đường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người".
Lý do đề xuất đánh thuế nước ngọt, theo các chuyên
gia, doanh nghiệp là chưa thuyết phục. Trong ảnh: người dân lựa chọn nước
ngọt tại siêu thị - Ảnh: Q.Định
Tại dự thảo nội
dung sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế giá trị gia tăng
(VAT)... Bộ Tài chính đề xuất đối với nước ngọt có đường áp dụng mức thuế
tiêu thụ đặc biệt 10% và nâng thuế VAT thêm 2%, áp dụng từ năm 2019.
Dù Bộ Tài chính
cho thấy đang lắng nghe ý kiến nhưng các doanh nghiệp lo cuối cùng... không
có thay đổi nhiều.
Thu nhập nông dân bị đe dọa
Hiệp hội Bia -
rượu - nước giải khát VN (VBA) cho biết nếu dự luật được thông qua, các doanh
nghiệp sản xuất nước giải khát sẽ phải chịu nhiều loại thuế với mức tăng và
bổ sung.
Cụ thể là: thuế
VAT tăng từ 10% lên 12%; thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất
nước ngọt là 10%; mức thuế suất VAT áp dụng cho đường tăng từ 5% lên 6%, dẫn
tới giá bán các sản phẩm nước giải khát trên thị trường sẽ tăng khoảng 12%.
Đồng thời, chi
phí sản xuất sẽ tăng lên do mức tăng thuế suất VAT áp dụng cho đường.
"Tất cả
các yếu tố này sẽ gây ra những hệ lụy như: tăng giá thành sản phẩm, giảm khả
năng tiêu thụ, kéo theo giảm quy mô sản xuất, giảm lao động...
Đối tượng sẽ
chịu ảnh hưởng và tác động nhiều nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông
dân - những người cung cấp các nguyên liệu như: mía, trái cây, rau quả,
trà...
Giá bán cao còn
có khả năng dẫn đến hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
phát triển" - VBA cho biết.
Theo tính toán
của Bộ Tài chính, việc áp dụng mức thuế suất 10% từ năm 2019 với mặt hàng
nước ngọt có đường (trừ sữa) sẽ tăng thu cho ngân sách nhà nước khoảng 5.000
tỉ đồng.
Trong khi theo
các doanh nghiệp sản xuất trong ngành nước giải khát, nếu tính sơ sơ, họ hiện
đang chịu ít nhất khoảng 10 loại thuế, phí.
Việc Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi 5 luật thuế, gồm Luật thuế VAT,
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu
nhập cá nhân và Luật thuế tài nguyên, "nếu được thông qua, chắc doanh
nghiệp không còn sức chịu đựng để mà tồn tại", phó tổng giám đốc phụ trách khối kinh
doanh một doanh nghiệp sản
xuất nước giải khát 100% vốn nước ngoài ở khu vực Bình Dương âu lo nói.
Theo ông Nguyễn
Văn Việt - chủ tịch VBA, Nhà nước cần tiền nên cân đối ngân sách là cần
thiết, tuy nhiên nếu dồn dập quá thì cần đánh giá tác động.
Với lý do Bộ
Tài chính đưa ra khi bổ sung nước ngọt vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt là do "chứa đường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người", ông Việt
thắc mắc "nhiều sản phẩm chứa đường khác cũng cần phải quản lý hay
sao?".
Trong khi đó,
Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) chỉ ra mức thuế tiêu thụ đặc biệt
10% kể trên khiến không chỉ các doanh nghiệp mía đường, nông dân trồng mía
chịu ảnh hưởng mà có thể ảnh hưởng cả những doanh nghiệp, nông dân ngành cà
phê, chè, trái cây...
Đảm bảo hợp lý...
Là một doanh
nghiệp ngành trà, ông Đoàn Anh Tuân, giám đốc Công ty TNHH Thế Hệ Mới (Trà
Cozy), cho biết việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trà túi lọc là không
hợp lý.
Trà sử dụng
thêm ít đường để uống cho ngon hơn, không thể coi đó là sản phẩm chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt.
"Nếu đánh
thuế chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới thu nhập nông dân" - ông Tuân nói.
Chưa kể, theo
ông Tuân, Nhà nước đang kêu gọi tăng giá trị cho ngành nông sản qua chế biến
sâu.
Đóng gói trà
dạng uống liền là tăng giá trị, đáng lẽ ra Nhà nước hoan nghênh chứ không
phải áp thuế mới.
Ông Nguyễn Hải, tổng thư ký Hiệp hội Mía đường VN (VSSA), cho
biết việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt giúp giảm tỉ lệ béo phì hay tiểu đường
chưa được khẳng định ở bất kỳ quốc gia nào. Nhiều
nước áp dụng vẫn có tỉ lệ béo phì tăng liên tục, như Thái Lan, Brunei...
Đặc biệt, hiện
các doanh nghiệp sản xuất đồ uống ở VN đang sử dụng phổ biến hai loại: đường
kính trắng sản xuất từ mía và đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (tên gọi
là HFCS).
HFCS có thể gây
tình trạng mỡ trong gan, tăng nhiễu loạn hấp thu khiến thèm ăn, tăng cân,
tiểu đường, suy giảm trí nhớ...
Độ an toàn của
HFCS chưa được đánh giá một cách toàn diện nhưng nó vẫn đang được hưởng các
chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế và hạn ngạch.
Ông Hải cho hay
VSSA đã đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại việc áp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt,
tăng thuế VAT đối với đồ uống có đường và không cho dùng sản phẩm đường lỏng
HFCS làm nguyên liệu sản xuất đồ uống.
Chính phủ gần
đây liên tiếp ban hành các nghị quyết, nghị định yêu cầu triển khai tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp.
Nên việc có áp
dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt, theo ông Việt, "cần phải xem
xét thật thấu đáo, khách quan".
Ông Việt cũng
cho rằng không nên áp ngay mức thuế 10% mà cần có lộ trình và cảnh báo hiệu
quả thu ngân sách từ nước ngọt có thể "hoàn toàn sẽ không như kỳ vọng
của Bộ Tài chính".
Theo VBA, Bộ
Tài chính cần giải thích rõ khái niệm "nước ngọt" trong dự án luật.
Thay vì đánh thuế, VBA nêu kinh nghiệm một số nước yêu cầu dán logo khuyến nghị
sức khỏe trên các sản phẩm với thông tin về hàm lượng đường, muối... để người
tiêu dùng dễ nhận biết.
Chưa "tâm phục khẩu phục"
Ông Đậu Anh
Tuấn, trưởng ban pháp chế VCCI, còn cho rằng ông không cảm thấy "tâm
phục khẩu phục" khi đề xuất tăng thuế mà Bộ Tài chính đưa ra với nước
ngọt. Rất nhiều sản phẩm khác sử dụng đường mà tại sao lại chỉ
"đánh" với nước ngọt?
Ông Hoàng Văn
Cường, ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, đồng tình tăng thuế
đối với những sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Song, riêng
thuế với nước ngọt có gas cần phải có ngưỡng, sản phẩm chứa bao nhiêu đường
sẽ gây hại và chỉ đánh thuế đối với những sản phẩm có độ đường vượt ngưỡng đó
chứ không thể cứ sản phẩm nào cũng áp thuế...
Ông Huỳnh Thế Du (giám đốc đào tạo Chương
trình giảng dạy kinh tế Fulbright):
Bộ Tài chính cần đưa luận cứ thuyết phục
Lý do áp dụng
thuế TTĐB đối với nước ngọt luôn là câu chuyện gây tranh cãi không chỉ ở Việt
Nam mà tại nhiều nước.
Thực tế chưa có
bằng chứng nghiên cứu nào làm rõ về tác hại của nước ngọt giống như rượu bia.
Chưa kể nước
ngọt còn có nhiều loại là có gas và không gas, loại tốt và loại có hại cho
sức khỏe.
Do vậy, nếu Bộ
Tài chính muốn đánh thuế TTĐB với nước ngọt, cơ quan này cần phải đưa ra các
luận cứ chứng minh có tính thuyết phục.
Với quan điểm
cá nhân tôi, Bộ Tài chính nên hết sức cân nhắc đề xuất này vì hiện nay người
dân đang khá bức xúc với chính sách thuế khóa. Đây chưa phải là thời điểm
thích hợp.
(Theo Tuổi Trẻ) T.V.NGHI - T.LINH -
T.MẠNH - LÊ THANH
|
Bộ NN-PTNT công bố xác minh cà phê, hồ tiêu bị nhuộm lõi pin
Cập nhật lúc 14:30
Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ
Công an sớm kết luận điều tra, xử lý vụ việc và công bố công khai vụ cà
phê trộn lõi pin ở Đắk Nông.
Công an phát hiện cà phê trộn lõi pin tại xưởng của
bà Loan. ẢNH PHAN BÁ
Ngày 31.5, Bộ NN-PTNT cho biết đã gửi báo cáo đến Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về thông tin xác minh vụ việc cà phê
bị nhuộm lõi pin, sỏi đá xảy ra tại tỉnh Đắk Nông.
Thông tin xác minh vụ việc trên cơ sở kiểm tra thực địa
của đoàn công tác của Bộ trực tiếp chủ trì phối hợp với các bộ, ngành
liên quan, sau khi có thông tin cà phê nhuộm pin phát hiện ở tỉnh Đắk Nông
được tiêu thụ ở Bình Phước.
Báo cáo của Bộ NN-PTNT hệ thống lại thông tin: ngày 15.4, cơ quan
chức năng kiểm tra đột xuất cơ sở thu mua nông sản do bà Nguyễn Thị Loan
(thôn 3, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) làm chủ. Cơ sở này không có đăng ký sơ
chế, chế biến nông sản, mà chỉ có giấy chứng nhận hộ kinh doanh với ngành
nghề thu mua nông sản. Ở thời điểm kiểm tra, cơ sở này có nhiều bao đựng hỗn
hợp vỏ cà phê, sỏi đá nhỏ (kích thước 0,5-3 mm) nhuộm lõi pin đã được sấy khô
với khối lượng gần 21,3 tấn.
Khi kiểm tra kho, cơ quan chức năng phát hiện kho có khoảng 4 tấn
đá sỏi, 300 kg vỏ cà phê, 40 lít dung dịch màu đen, 1 cối trộn bê tông, 192
kg lõi pin và 35 kg vỏ pin được đập dập.Cơ sở này không có và không treo biển
hiệu theo quy định
Cũng theo lời khai của bà Loan, cơ sở này đã bán 3 tấn hỗn hợp
trên cho Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Thảo Dung (ở khu phố
Ninh Hòa, thị trấn Lộc Ninh, H.Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước). Sau đó, cơ sở Thảo
Dung dùng khoảng 1,5 tấn để trộn với 7,5 tấn hạt hồ tiêu xô khô để được 9 tấn tiêu (đây là
loại tiêu chưa phân tách thành các loại tiêu trắc, tiêu lửng, tiêu lép). Số
tiêu này tiếp tục được bán lại cho cơ sở thu gom khác để sơ chế, chế biến và
phân loại.
Bộ NN-PTNT cho biết, qua xác minh, số hồ tiêu do cơ sở Thảo Dung
phối trộn nói trên chưa bán trực tiếp cho người tiêu dùng cũng như để xuất
khẩu. Số còn lại khoảng 1,5 tấn (trong số 3 tấn) khi có tin cơ sở bà Loan bị
phát hiện vi phạm ở Đắk Nông, bà Dung đã trộn với vôi, kali và phân heo rồi
giấu trong lô cây cao su với mục đích tẩu tán tang vật. Cơ quan công an thu
giữ toàn bộ số hàng này để phục vụ điều tra.
Cũng theo Bộ NN-PTNT, qua các đợt kiểm tra do Sở NN-PTNT Đắk Nông
tiến hành, từng phát hiện trường hợp cà phê kém chất lượng (có hàm lượng
cafein thấp) nhưng chưa từng phát hiện sự việc tương tự trên địa bàn tỉnh.
Cũng từ kết quả xác minh, Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo
Bộ Công an sớm kết luận điều tra, xử lý vụ việc và công bố công khai.
Để ngăn chặn những vụ việc tương tự, Bộ này cũng đề nghị chủ tịch
UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường quản lý về an
toàn thực phẩm (ATTP) với cơ sở chế biến cà phê, hồ tiêu, hạt điều và các
loại nông sản khác. Trong đó, chú trọng kiểm tra điều kiện sản xuất, chế
biến, kinh doanh, bảo quản nguyên liệu, thành phẩm.
Liên quan đến vụ việc này, trước đó, ngày 4.5, cơ quan CSĐT Công
an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh tạm giam với 5 đối tượng,
trong đó có bà Nguyễn Thị Thanh Loan.
(Theo Thanh
Niên) Phan Hậu
|
Luật Phòng, chống tham
nhũng: 2 phương án xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được
Cập
nhật
lúc 10:45
Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc xử lý tài sản, thu
nhập kê khai không trung thực hoặc tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có
nghĩa vụ kê khai không giải trình được một cách hợp lý trong dự thảo Luật
Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng,
chống tham nhũng (sửa đổi)
Sáng
31-5, Quốc hội (QH) nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền
của Thủ tướng Chính phủ, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự
án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa
đổi). Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) của QH Lê Thị Nga trình bày
báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Về phương án xử lý tài sản, thu
nhập không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc, UBTP nhận thấy đặc
điểm xã hội nước ta là người dân (trong đó có cán bộ, công chức) có truyền
thống tích lũy, tiết kiệm, tặng cho, thừa kế trong gia đình; tài sản của cán
bộ, công chức được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau (ngoài thu nhập từ
lương thì nhiều người còn làm thêm để tăng thu nhập).
Ngoài ra, trong khi Nhà nước
chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội, pháp luật hiện hành cũng chưa
quy định buộc người dân phải chứng minh nguồn gốc hình thành số tiền để mua
tài sản, nhất là những tài sản có giá trị lớn; chưa quy định đánh thuế đối
với tài sản..., trong bối cảnh đó, việc xác định tính hợp lý của nguồn gốc
tài sản nói chung là vấn đề rất phức tạp.
Về mặt pháp lý, theo quy định
của Bộ Luật Tố tụng hình sự thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Nhà
nước, do đó không thể mặc nhiên coi tài sản không giải trình được hợp lý về
nguồn gốc là tài sản do phạm tội tham nhũng mà có để tịch thu bằng biện pháp
hình sự.
Mặt khác, theo quy định của Bộ
Luật Dân sự về căn cứ xác lập quyền sở hữu và quy định của Bộ Luật Tố tụng
dân sự về nghĩa vụ chứng minh thì cũng không thể coi đó là tài sản của Nhà
nước để xác lập quyền sở hữu Nhà nước và cũng khó khăn trong việc thực hiện
nghĩa vụ chứng minh của người thay mặt Nhà nước đứng ra khởi kiện.
"Đáng lưu ý, đây là lần đầu
tiên chúng ta đặt vấn đề xử lý tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn
gốc và là vấn đề lớn, có liên quan đến quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản
của công dân được Hiến định, nên việc xử lý theo phương án nào cần được cân
nhắc rất thận trọng, có bước đi phù hợp để vừa đáp ứng yêu cầu phòng, chống
tham nhũng, vừa bảo đảm quyền cơ bản của công dân"- báo cáo thẩm tra nêu.
Về phương án xử lý cụ thể, UBTP
có 2 loại ý kiến chủ yếu:
Loại ý kiến thứ nhất: Tán thành với phương án 1 của dự thảo
luật và cho rằng, đối với tài sản, thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai
không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc, nhưng Nhà nước cũng chưa
chứng minh được tài sản này có nguồn gốc bất hợp pháp thì trước mắt, có thể
coi đây là các khoản thu nhập phát sinh mà người kê khai chưa nộp thuế và
buộc họ phải nộp thuế là phù hợp trong điều kiện hiện nay.
Loại ý kiến thứ hai: Tán thành với phương án 2 của dự thảo
luật vì cho rằng, mối quan hệ giữa Nhà nước với cán bộ, công chức, viên chức
trong kiểm soát, kê khai tài sản, thu nhập là mối quan hệ hành chính; cán bộ,
công chức, viên chức có nghĩa vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Phòng,
chống tham nhũng, trong đó có nghĩa vụ trung thực, minh bạch trong kê khai
tài sản, thu nhập. Vì vậy, đối với tài sản, thu nhập thực tế lớn hơn tài sản,
thu nhập đã kê khai hoặc tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê
khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì Nhà nước sẽ xử phạt hành
chính đối với hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, không minh
bạch.
Trong tờ trình, Chính phủ đề
nghị lựa chọn phương án 1 của dự thảo luật.
Điều 59. Xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung
thực hoặc tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải
trình được một cách hợp lý (mới)
Phương án 1:
1. Trường hợp kết luận tài sản, thu nhập thực tế của
người có nghĩa vụ kê khai lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai hoặc có tài
sản, thu nhập tăng thêm mà người kê khai không giải trình được một cách hợp
lý về nguồn gốc của tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm đó và chưa có
căn cứ xác định do phạm tội mà có, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Kết luận xác
minh tài sản, thu nhập, cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập gửi kết
luận xác minh tài sản, thu nhập đến cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền yêu
cầu thực hiện việc thu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về
thuế.
2. Người phải nộp thuế theo quy định tại khoản 1 điều
này có quyền khiếu nại đến cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập hoặc
khởi kiện kết luận xác minh tài sản, thu nhập ra tòa án có thẩm quyền theo
quy định pháp luật.
3. Việc thu thuế quy định tại khoản 1 điều này không
loại trừ việc xử lý trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản đối với người kê
khai, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết một vụ án
hình sự có liên quan chứng minh được tài sản kê khai không trung thực, tài
sản tăng thêm không giải trình một cách hợp lý có được hoặc có nguồn gốc từ
hành vi phạm tội.
4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục
thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.
Phương án 2:
1. Trường hợp kết luận tài sản, thu nhập thực tế của
người có nghĩa vụ kê khai lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai hoặc có tài
sản, thu nhập tăng thêm mà người kê khai không giải trình được một cách hợp
lý về nguồn gốc của tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm đó và chưa có
căn cứ xác định do phạm tội mà có, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành kết luận xác
minh tài sản, thu nhập, cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập gửi kết
luận xác minh tài sản, thu nhập đến cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền bằng 45% giá trị của phần tài sản,
thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm.
Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền và trình tự,
thủ tục xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản này.
2. Người bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 điều
này có quyền khiếu nại đến cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập hoặc
khởi kiện kết luận xác minh tài sản, thu nhập tại tòa án có thẩm quyền theo
quy định pháp luật.
3. Việc phạt tiền theo quy định tại khoản 1 điều này
không loại trừ việc xử lý trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản đối với
người kê khai, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết
một vụ án hình sự có liên quan chứng minh được tài sản kê khai không trung
thực, tài sản tăng thêm không giải trình một cách hợp lý có được hoặc có
nguồn gốc từ hành vi phạm tội.
(Theo
Người Lao Động) Văn Duẩn
Công chức Nhà
nước mà lại không đủ trình độ để quản lí tài sản của chính mình, thu nhập chẳng
biết từ đâu kể cũng lạ kì. Vậy Nhà nước trông cậy gì được ở người như thế? Phương án xử lí gì thì trước tiên cũng cần tạm
đình chỉ công việc (vì năng lực kém). Hãy cho họ thêm thời gian đình chỉ công
việc về tự xem lại thu nhập. Nếu vẫn chưa giải trình được thì cho thôi việc,
đồng thời cơ quan chức năng phải vào cuộc điều tra giúp họ xem tài sản có được từ
đâu. Thế thôi!
Thương Giang
|
USD
tăng mạnh: Điềm báo đáng sợ, rút tiền cố thủ
Cập nhật lúc 10:08
Đồng USD tăng mạnh và có thể nói khá dữ dội và
đang khiến không ít nền kinh tế trên thế giới chao đảo. Đây là một điềm báo
khá xấu cho nền kinh tế toàn cầu.
Thế giới chao đảo
Trong những
ngày gần đây, giới đầu tư Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và duy
nhất tại khu vực sắp gia nhập "câu lạc bộ ngàn tỷ USD" - đang chìm
ngập trong sự lo lắng. Nền kinh tế Indonesia đối mặt với rất nhiều rủi ro,
trong đó có tình trạng thiếu hụt tài chính và sự bất ổn định của đồng tiền
nội địa.
Theo CNBC,
trong vài tuần gần đây, đồng Rupiah của Indonesia yếu đi tới mức đáng lo
ngại, bất chấp ngân hàng trung ương nước này - Bank Indonesia đã triển khai
một loạt biện pháp hỗ trợ tỷ giá như nâng lãi suất, mua trái phiếu chính
phủ...
Nhiều khả năng,
Bank Indonesia có thể phải tung ra những biện pháp mới, đánh đổi tăng trưởng
kinh tế, để cứu tỷ giá. Tuy nhiên, tình hình dường như vẫn chưa lắng dịu.
Trong tuần vừa qua, đồng Rupiah lao dốc xuống mức thấp nhất 2 năm, 14.202
Rupiah đổi 1 USD.
Sự trượt giá
của đồng Rupiah đã khiến khối nợ khổng lồ bằng ngoại tệ của nước này tăng
mạnh và dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường tài chính nước này.
Đồng Rupiah đã
trở thành một trong những đồng tiền chịu tác động nặng nề nhất ở khu vực châu
Á trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn khỏi các thị trường
mới nổi và chuyển về Mỹ trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và
đồng USD tiếp tục xu hướng mạnh lên.
Lãi suất trái
phiếu 10 năm của Mỹ liên tục đứng trên ngưỡng 3%/năm. Trong khi đó, đồng USD
đã lên mức cao nhất trong 6 tháng qua. Đồng euro và bảng Anh trượt giảm mạnh.
Hầu hết các đồng tiền khác đều giảm so với đồng bạc xanh.
Trong vài phiên
giao dịch gần đây, theo Bloomberg, thị trường chứng khoán (TTCK) Malaysia
cũng đã chứng kiến một đợt tháo chạy chưa từng có kể từ sau cuộc khủng hoảng
tài chính 1997-1998. TTCK Malaysia mất sạch toàn bộ lượng vốn nước ngoài đổ
vào trong năm 2018. Gần 1 tỷ USD từ nước ngoài đã toàn toàn bị rút ra khỏi
TTCK trong 1 thời gian ngắn.
Trong khi đó,
theo hãng tin Reuters, cả Liên minh châu Âu (EU) lo lắng về tương lai của khu
vực này khi mà các cuộc khủng hoảng dồn dập đè lên khu vực. Sau cú trượt dốc
của đồng bảng Anh sau quyết định rút EU (Brexit), đồng euro cũng đang rơi vào
tình cảnh tương tự, tụt giảm mạnh khi mà xu hướng dân túy vẫn đang trỗi dậy
trong khu vực.
Cuộc khủng
hoảng chính trị đang diễn ra tại Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 Eurozone - đe
dọa tương lai đồng euro. Cuộc tranh giành quyền lực tại Italy là tín hiệu
tiếp theo sau Brexit cho thấy EU khó có thể trụ vững trong tương lai.
Tại Tây Ban
Nha, thủ tướng Mariano Rajoy sẽ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở
quốc hội vào thứ Sáu tới.
Nguy cơ 1 cuộc khủng hoảng tài chính
Theo CNN Money,
tỷ phú George Soros, người từng làm khuynh đảo thị trường tài chính toàn cầu
vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra một khủng hoảng tài chính lớn trên thế
giới. Theo đó, một đồng USD tăng giá mạnh, dòng tiền rút ra khỏi thị trường
mới nổi và thỏa thuận hạt nhân Iran bị gián đoạn… là những tin xấu cho nền
kinh tế toàn cầu.
Trên thế giới, lợi tức trái phiếu Mỹ có lúc lên tới
3,026%/năm, cao nhất 5 năm. Lợi tức trái phiếu Mỹ tăng gắn liền với dự báo
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất nhanh hơn so với dự kiến, có
thể là 4 lần trong năm 2018.
Trong vài tháng
gần đây, dòng tiền rút khỏi các nước đang phát triển diễn ra trên diện rộng
và có xu hướng quay về Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng
kinh tế với những nỗ lực tuyệt vọng để ngăn đà lao dốc tỷ giá nội tệ, khi mà
đồng Lira đã giảm khoảng 20% so với USD kể từ đầu năm nay, bất chấp lãi suất
khẩn cấp đã được nâng lên 16,5%.
Tại Argentina,
đồng tiền nội tệ Peso mất giá quá mạnh, hơn 20% từ đầu năm, khiến nước này
phải cầu cứu IMF sau khi NHTW Argentina tăng lên suất lên tới 40%.
Một trong những
nguyên nhân quan trọng khiến nhiều nền kinh tế rơi vào khó khăn là do đồng
USD mạnh lên và các nhà đầu tư rút vốn mạnh khỏi các thị trường mới nổi để
đưa về Mỹ khi Fed nâng lãi suất.
Tại Việt Nam, đồng VND khá vững kể từ đầu năm nhưng cũng có
dấu hiệu giảm nhanh trong phiên gần đây. Chỉ trong 3 ngày đầu tuần, tỷ giá đã
có bước nhảy vọt với biên độ lớn nhất kể từ đầu năm. Giá USD tự do và ngân
hàng biến động mạnh, với mức tăng lên đến 20-25 đồng mỗi ngày. USD ngân hàng
có nơi đã lên mốc 22.900 đồng. Trong khi USD tự do cũng phổ biến ở mức 22.880
đồng (bán ra).
Diễn biến tăng
giá được xem là khá mạnh nhưng không quá bất ngờ và phù hợp với diễn biến
tăng giá của đồng USD trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tỷ giá tại Việt Nam
được giữ ổn định nhờ nguồn dữ trữ tăng mạnh, sức khỏe nền kinh tế đang diễn
biến tích cực hơn. Đặc biệt, việc điều hành tỷ giá dường như đã đoán định
được điều ngày nên đã có những bước đi chủ động từ ít nhất gần nửa năm trước.
Điều gây tác
động tâm lý là dòng vốn ngoại cũng rút ra khá mạnh trên TTCK Việt Nam, với
khoảng 10 ngàn tỷ đồng kể từ đầu tháng 2 tới nay. Đây là một trong những
nguyên nhân khiến chỉ số VN-Index giảm 22% từ đỉnh cao 1200 điểm hôm 9/4
xuống dưới 950 điểm trong vài phiên gần đây.
Cú sụt giảm đã
khiến nhiều doanh nhân giàu có trên TTCK mất cả tỷ USD. Tuy nhiên, theo nhiều
chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến chứng khoán Việt Nam giảm là do áp lực
chốt lời và sự thắt chặt margin đối với các NĐT trong nước sau khi TTCK tăng
bùng nổ 48% trong năm 2018 và tăng mạnh nhất thế giới trong quý 1/2018 với
hơn 19%.
Trên thực tế
cho dù bán ròng trong vài tháng gần đây, nhưng các quỹ ngoại vẫn đang giữ tỷ
trọng cổ phiếu Việt ở mức rất cao. Đa phần các quỹ ngoại lớn ở Việt Nam nắm
giữ tỷ lệ tiền mặt từ 0-3%.
Mặc dù vậy, xu
hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi là khá rõ ràng. Dòng tiền chuyển
hướng tới nơi có lợi nhuận cao nhất, rút đi cũng nhanh như lúc đến. Việt Nam
không nằm ngoài xu hướng này. Việc kiểm soát và ứng phó với dòng vốn rút là
là cần thiết, để tránh những tác động xấu như nhiều nước Đông Nam Á đã trải
qua trong cuộc khủng hoảng 1997 - 1998.
(Theo VietNamNet) V. Hà
|
Nhà báo Nga 'bị ám sát' xuất
hiện kể chuyện dàn dựng cái chết
Cập
nhật
lúc 09:36
Arkady Babchenko, một phóng
viên "chống Kremlin", xuất hiện công khai ngày 30-5 hé lộ kế
hoạch ám sát mình sau khi thông tin anh này bị bắn chết ở Kiev
khiến Ukraine và Nga khẩu chiến kịch liệt.
Arkady Babchenko (phải) xuất hiện tại Kiev ngày
30-5 - Ảnh: Reuters
Câu chuyện ám sát phóng
viên Nga trở nên kịch tính như phim khi Babchenko, 41 tuổi, bất ngờ
xuất hiện trong một cuộc họp báo truyền hình trực tiếp tại thủ đô
Kiev của Ukraine.
Có mặt tại
đây, lực lượng an ninh Ukraine thừa nhận cái chết của phóng viên
Babchenko đã được dàn dựng, tuy nhiên khẳng định âm mưu ám sát là
có thật.
Trước đó,
Ukraine cho biết nhà báo Babchenko bị bắn vài phát đạn vào lưng trước cửa
căn hộ nhà ông ở thành phố Kiev chiều 29-5. Bộ Nội vụ Ukraine thậm chí cung
cấp chi tiết ông qua đời khi đang trên xe cấp cứu.
Nhưng tiết lộ
tại cuộc họp báo, lực lượng an ninh Ukraine cho biết đã nhận được
cảnh báo về âm mưu ám sát ông Babchenko từ sớm và tiến hành thu
thập bằng chứng, ngăn chặn âm mưu này.
Phóng viên
Babchenko xuất hiện giữa cuộc họp báo cho biết thêm kế hoạch của
Ukraine đã được dàn dựng trong hai tháng để tóm nghi can ám sát.
"Chúng
tôi đã ngăn được một âm mưu ám sát Babchenko bằng một chiến dịch
đặc biệt" - lãnh đạo lực lượng này, ông Vasily Gritsak, nói. Ông
Gritsak cáo buộc các đặc vụ Nga đã "đặt hàng" vụ ám sát
và thuê một công dân Ukraine thực hiện với giá 40.000 USD. Người này
cũng được yêu cầu mua vũ khí và đạn dược.
Babchenko sau đó gửi lời cám ơn đến Kiev đã cứu sống
mình và xin lỗi công chúng về những thông tin vừa qua. "Tôi đã
phải chôn bạn bè và đồng nghiệp mình nhiều lần và tôi hiểu cảm
giác phát bệnh đó. Đặc biệt xin lỗi vợ tôi. Tôi không còn lựa chọn
nào khác" - Guardian dẫn lời phóng viên Nga nói.
Kiev tuyên bố
sẽ bảo vệ Babchenko và gia đình sau âm mưu ám sát này.
Phản ứng ngay
sau đó, Nga chỉ trích Ukraine lợi dụng Babchenko cho mục đích tuyên
truyền chống Matxcơva.
Trước đó, khi
thông báo cái chết của Babchenko, ngoại trưởng Ukraine đã bóng gió
rằng "Nga chuyên áp dụng chiến thuật để gây bất ổn ở Ukraine". Theo
ông, trước khi chuyển đến Ukraine sống, ông Babchenko từng nhận được nhiều
lời đe dọa nhắm vào bản thân và gia đình ở Nga.
(Theo Tuổi Trẻ)
TRẦN PHƯƠNG
Tưởng
chỉ có Anh chơi trò bẩn với Nga, nay cả anh Ukraine cũng học theo. Anh này bị
phương Tây lừa khiến đất nước tan hoang mà chưa sáng mắt!
Thương Giang
|
Giám sát công khai, tài liệu đóng dấu 'mật'!
Cập nhật lúc 08:42
Trong cuộc giám sát của HĐND TP.HCM tại
Sở Tài chính gần đây liên quan đến quản lý, sử dụng đất công, sở này đã gửi
đến các đại biểu tham dự một bản báo cáo hiệu quả công tác quản lý và sử dụng
nguồn tài nguyên đất trên địa bàn TP, trọng tâm là tài nguyên đất do nhà nước
trực tiếp quản lý, nhưng lại đóng dấu 'mật'.
Khu đất 2 - 4 - 6 Đồng Khởi (TP.HCM) được cho là bị
đem bán chỉ định với giá quá rẻ. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Vì
"mật" nên chỉ có các đại biểu HĐND TP, cán bộ của Sở tài chính mới
được cung cấp tài liệu, còn các cơ quan báo chí, các sở ngành khác tham dự
thì không.
Đáng nói là
trước đó HĐND TP đã có thư mời các cơ quan báo chí cùng tham dự vì đây là
cuộc giám sát công khai, một bên là đại diện cho nhân dân đi giám sát, còn
một bên là các cơ quan truyền thông để phổ biến thông tin đó cho người dân
được biết. Cũng cần nói thêm là suốt đợt giám sát về chuyên đề này chỉ có Sở
Tài chính là tự đóng dấu “mật” và không cung cấp tài liệu cho các cơ quan báo
chí, còn tất cả các sở ngành và UBND các quận, huyện đều công khai các thông
tin.
Đất công, trong
bối cảnh đang có rất nhiều nghi vấn thất thu ngân sách, là nơi phát sinh tiêu
cực về đất đai trên địa bàn TP, cũng như cả nước. Kết quả thanh kiểm tra tại
nhiều nơi cho thấy việc bán, cho thuê, bỏ hoang, quản lý lỏng lẻo, trục lợi ở
đất công diễn ra phổ biến ở hầu hết các đơn vị quản lý đất công, tài sản nhà
nước. Qua các đợt giám sát của HĐND TP cùng với sự tham dự của cơ quan báo
chí đã góp phần chỉ ra không ít dự án, đất vàng đang bị sử dụng không đúng
mục đích, bị bán rẻ hay bỏ hoang phí.
Lạm dụng quy
định đóng dấu "mật"
Theo luật sư
Nguyễn Đức, Đoàn luật sư TP.HCM, cái nào thuộc trường hợp quy định trong luật
bảo vệ bí mật nhà nước mới được đóng dấu mật. Với trường hợp nói trên theo
ông Đức, tùy theo tính chất cuộc họp, nếu đây là họp nội bộ thì tài liệu
không được đưa ra ngoài. Còn nếu đây là cuộc họp giám sát của HĐND theo
chương trình của kỳ họp hay kế hoạch giám sát đột xuất thì báo chí có thể
tiếp cận thông tin mà không bị giới hạn.
Luật sư Nguyễn
Vân Trường cũng cho rằng hiện nay có tình trạng các tổ chức nhà nước lạm dụng
quy định về bảo mật để đóng dấu mật lên nhiều loại văn bản, báo cáo không
thật sự cần thiết vì không thuộc bí mật nhà nước. Do đó cần làm rõ một số quy
định về những danh mục bí mật nhà nước, tránh lợi dụng bảo vệ bí mật nhà nước
để không công khai thông tin ra bên ngoài, nhất là những vấn đề dư luận, xã
hội quan tâm. Liên quan đến trường hợp của Sở Tài chính, luật sư Trường khẳng
định, HĐND TP là đại diện cho tiếng nói của cử tri, của người dân TP, đây là
buổi làm việc công khai, minh bạch nên việc một báo cáo bình thường về đất sở
hữu nhà nước mà đóng dấu mật là không phù hợp và không thật sự cần thiết.
Theo tìm hiểu
của Thanh Niên,
hiện nay Sở Tài chính đang quản lý và sử dụng 5 địa chỉ nhà đất thuộc sở hữu
nhà nước, với tổng diện tích hơn 26.000 m2 đất, diện tích sử dụng hơn 19.000 m2.
Trong đó khu đất tại Q.3 có diện tích 4.177 m2 hiện là trụ sở làm việc của Sở Tài
chính và một phòng làm việc của Hội Kế toán TP, có 3 địa chỉ nhà đất ở Q.10,
Q.Tân Phú và Q.Thủ Đức hiện đang làm kho tang vật. Một khu đất khác ở Q.3
hiện đang là trụ sở làm việc của Chi cục Tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, Sở
Tài chính còn được giao quản lý tài sản của nhà nước, trong đó “nóng” nhất là
các khu đất thuộc sở hữu nhà nước hay thường được gọi là đất 09 với vai trò
là Thường trực Ban Chỉ đạo về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà
nước trên địa bàn TP.
(Theo Thanh Niên) Đình Sơn |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)