Thực phẩm chức năng có nguy cơ gây hại sức khỏe
Cập nhật lúc 19:52
Một báo cáo của tờ Người tiêu dùng vừa
đưa ra cảnh báo việc sử dụng thực phẩm chức năng hàng ngày có thể gây hại cho
sức khỏe con người.
Thông
tin gây shock này đánh mạnh vào tâm lý của nhiều người Mỹ. Họ thường có thói
quen uống 1-2 loại thực phẩm chức năng mỗi ngày. Tờ Consumer Reports đã đề
nghị các sản phẩm thực phẩm bổ sung, thực phẩm chứng năng phải được đặt dưới
sự kiểm soát của Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) ngay từ khâu sản
xuất.
Tuy nhiên trên
thực tế các nhà sản xuất thực phẩm chức năng lại không chịu sự ràng buộc bởi
các quy định như sản xuất thuốc, họ không kiểm soát thành phần có trong sản
phẩm mà coi nó như một loại thực phẩm. Cho đến khi ra thị trường, thực phẩm
chức năng được bán bởi các siêu thị, nhà thuốc, nơi những dược sĩ hoặc tư vấn
viên không biết gì về những tương tác giữa thực phẩm chức năng với các thuốc
mà người tiêu dùng đang sử dụng.
Theo thống kê
của Consumer Reports, có khoảng 23.000 người dùng viên uống bổ sung phải cấp
cứu mỗi năm. TS Donna Seger, Giám đốc Trung tâm kiểm soát chất độc Tennessee
cho biết, nhiều người không nghĩ rằng những thực phẩm bổ sung lại ảnh hưởng
tới sức khỏe của họ. Mọi người không nên nghĩ các chất có trong viên thực
phẩm chức năng đều vô hại và liệu rằng mỗi 1 viên thực phẩm chức năng trong
100 viên có trong hộp thuốc đều có cùng hàm lượng hay không, TS Seger giải
thích.
Các thành phần
trong thực phẩm chức năng gây độc thế nào?
Consumer
Reports đã chỉ ra 15 thành phần cụ thể có trong thực phẩm bổ sung, thực phẩm
chức năng như bột caffeine, chiết xuất bột trà xanh, gạo men đỏ, chaparral, dầu
pennyroal, yohimbe, cây phụ tử, kava... Chúng đều có tác dụng phụ nguy hiểm
như làm cho tim đập nhanh, gây tổn thương gan, co giật. Những loại thực phẩm
như vậy không thể tăng cường sức khỏe mà sẽ dần “bào mòn” sức khỏe của bạn,
nếu nhiễm độc nặng hoặc kết hợp với nền bệnh tật của người dùng sẽ gây hậu
quả nghiêm trọng hơn.
Ví dụ như hợp
chất yohimbe là một hợp chất hữu cơ thường được tìm thấy trong các sản phẩm
bổ sung, nhất là các viên bổ sung cho người ăn kiêng. Thực chất yohimbe có
nguồn gốc từ loại vỏ cây, được cho là điều trị bệnh béo phì và giảm ham muốn
tình dục. Nhưng nó cũng có những tác dụng phụ ít được đề cập là làm tăng nhịp
tim, có nguy cơ gây ra cơn hồi hộp, lo lắng, thậm chí có thể tử vong nếu dùng
liều cao.
Một độc chất
như aconite (cây phụ tử) cũng được tìm thấy trong các sản phẩm bổ sung nhưng
nó gây buồn nôn, bệnh tim. Dùng thường xuyên bột trà xanh – có trong các sản
phẩm giảm cân làm cho lượng sắt trong máu thấp. Hay như kava – một loại cây ở
Nam Thái Bình Dương có tác dụng giảm lo âu, mất ngủ, nhưng tác dụng phụ làm
trầm trọng thêm bệnh trầm cảm và tổn thương gan đều không được nhà sản xuất
đề cập đến.
Bí quyết để sử
dụng các sản phẩm chức năng an toàn
Ngay từ đầu,
người tiêu dùng thông thái không nên quá tin vào các loại quảng cáo về sản
phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thực vật, không ảnh hưởng
đến sức khỏe.
Để trở thành
người dùng thực phẩm chức năng thông minh, cần chọn những sản phẩm của nhà
sản xuất uy tín. Tốt nhất nên nhận sự tư vấn của bác sĩ xem mình có sử dụng
loại thực phẩm chức năng đó được hay không, nếu có bất kỳ vướng mắc nào đừng
ngần ngại hãy gặp bác sĩ của bạn .... Và trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ
sung nào bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Làm theo đúng
hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ của bạn.
- Cần hỏi
bác sĩ xem có sử dụng sản phẩm chức năng khi mang thai và cho con bú.
- Tư vấn thầy
thuốc về việc có thể dùng sản phẩm này trong thời gian bao lâu.
- Thực phẩm
chức năng có tương tác với thuốc đang sử dụng hay không, có gây tác dụng phụ
gì không.
- Liệt kê danh
sách các thực phẩm chức năng và thuốc đang dùng cho bác sĩ biết
- Ghi ngày giờ
uống thuốc và uống thực phẩm chức năng bởi rất có thể bạn sẽ uống quá liều.
-Ghi lại và báo
cho bác sĩ biết tác dụng phụ nếu gặp phải.
Điều quan trọng
nhất để duy trì sức khỏe, theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, không phải là
việc sử dụng thực phẩm chức năng mà là chế độ dinh dưỡng, vận động và lối
sống lành mạnh. Không thực phẩm bổ sung nào tốt bằng chế độ ăn uống, cách
thức này vừa an toàn vừa rẻ tiền. Bên cạnh thực phẩm bổ sung cần một chế độ
vận động, thể dục thể thao hợp lý, lối sống năng động sẽ giúp chúng ta phòng
chống bệnh tật và có sức khỏe như ý.
Nguyễn Mai Hoàng
(Theo ABCnews, Medicaldaily)
|
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét