Báo Mỹ: Đã đến
lúc phải đổi tên quốc tế của Biển Đông
Cập nhật lúc 11:59
Vùng biển mà Việt Nam gọi là Biển Đông có tên quốc tế là South China Sea (Biển Nam Trung Hoa). Trong một bài viết trên trang mạng thông tin Mỹ Quartz, ngày 23/8/2016, nhà báo Steve Mollman ghi nhận một quan điểm ngày càng phổ biến cho rằng, sở dĩ tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng rắc rối phức tạp, một phần là do cái tên gọi quốc tế đó.
Indonesia là quốc gia gần
đây nhất đề xuất đặt lại tên quốc tế của Biển Đông. Vào tuần
trước, Jakarta thông báo sẽ đệ trình một đề nghị lên Liên Hiệp Quốc về vùng
đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh quần đảo Natuna.
“Nếu
không có phản đối… thì đó sẽ chính thức trở thành vùng Biển Natuna (Natuna
Sea)” - ông Ahmad Santosa, người đứng đầu cơ quan đặc trách chống đánh cá
trái phép của Indonesia nói.
Năm
2012, Philippines đã chính thức đặt lại tên một phần của South China Sea trên
bản đồ riêng của mình và sử dụng tên đó trong các công văn nhà nước. Manila
đã tuyên bố vùng biển bên trong khu đặc quyền kinh tế của họ tên là Biển Tây
Philippines (West Philippines Sea). Tổng thống Benigno Aquino vào thời điểm
đó khẳng định: Đây là một bước quan trọng để làm sáng tỏ “vùng tranh chấp nào
là của Philippines”. Và Philippines đã chuyển một công văn hành chính và một
bản đồ chính thức lên Liên Hiệp Quốc.
Nhưng
để cho cộng đồng quốc tế chấp nhận việc đổi tên là một vấn đề khác. Các cơ
quan chính phủ Philippines có thể sử dụng tên “Biển Tây Philippines”, nhưng
tên South China Sea vẫn là cái tên được sử dụng phổ biến. Và dù có đưa lên
Liên Hiệp Quốc hay không thì “Biển Natuna” cũng sẽ bị phớt lờ, ngoài các cơ
quan chính quyền Indonesia.
Việt
Nam, về phần mình, từ rất lâu đã gọi South China Sea là Biển Đông (East Sea).
Malaysia thì vẫn gọi là South China Sea, nhưng sau phán quyết của Tòa trọng
tài về vụ kiện Philippines - Trung Quốc, ở nước này đã có một số ý kiến đòi
đổi tên South China sea, để tránh tên gọi quốc tế của vùng biển này trở thành
cái cớ để ngộ nhận, hiểu nhầm.
Trung
Quốc đòi chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông, dựa vào “đường 9 đoạn” mà
họ tự vẽ ra sau Thế Chiến II. Dù tòa án quốc tế đã phán xét “đường 9 đoạn”
này không có cơ sở pháp lý, Trung Quốc vẫn tiếp tục áp đặt yêu sách của mình.
Các quan chức Bắc Kinh thậm chí từng có lúc cãi “cùn” một cách ngớ ngẩn rằng:
“South China Sea (tên quốc tế của Biển Đông, hay biển Nam Hải - theo cách gọi
của Trung Quốc), như tên gọi của nó cho thấy, là một vùng biển thuộc về Trung
Quốc” – theo lời Phó Đô đốc Hải quân Trung Quốc, Chỉ huy Hạm đội Bắc Hải Yuan
Yubai hồi năm 2015 tại mội hội nghị quốc phòng ở Anh.
Chiến dịch kêu gọi đổi
tên trên mạng Change.org khởi xướng từ khoảng 5 năm trước đã đề nghị quốc tế nên đổi tên “South
China Sea” thành “Southeast Asia Sea” (Biển Đông Nam Á) đã đưa ra một số điểm
thú vị đáng lưu ý. Trong đó có nhận định : Các quốc gia Đông Nam Á bao bọc
gần như toàn bộ vùng biển này với các bờ biển cộng lại dài khoảng 130.000km
(81.250 dặm), trong khi bờ biển phía nam Trung Quốc chỉ dài độ khoảng 2.800km
(1.750 dặm).
Một số
đề nghị khác còn nêu lên tên “Biển Đông Dương” (Indochina Sea) và Biển ASEAN
(ASEAN Sea). Đề nghị chót này vấp phải sự chống đối của Campuchia - một nước
thành viên ASEAN, không có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông, nhưng luôn luôn
đứng về phe Trung Quốc và nhận được sự “biểu dương” của Bắc Kinh về lập
trường này.
Theo
nhà báo Steve Mollman, vùng biển mà Việt Nam gọi là Biển Đông đã từng có một
loạt tên gọi trong lịch sử. South China Sea là tên đặt tương đối mới đây, sử
dụng trong thập niên 1930, phân biệt với vùng Biển Hoa Đông (East China Sea).
Điều
thú vị là Trung Quốc mặc dù rất muốn lợi dụng tên gọi “South China Sea” để
nhận vơ chủ quyền, nhưng ở nước này cũng có một số ý kiến cho rằng, có thể
đổi tên quốc tế của vùng biển này thành biển Nam Hải (South Sea) - như cách
gọi truyền thống của họ. Một số người còn đề nghị là đổi tên tỉnh Hải Nam
thành tỉnh Nam Hải, như thể còn thêm sức mạnh cho đòi hỏi chủ quyền của Trung
Quốc.
Câu chuyện về cái tên
quốc tế của Biển Đông có lẽ sẽ tiếp tục sôi động vào thời gian tới,
nhưng chưa thể ngã ngũ, nếu không có sự quyết tâm của các chính phủ Đông Nam
Á và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các cường quốc như Mỹ, Nhật
và Liên minh châu Âu.
Theo
Petrotimes
|
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét