VẠCH TRẦN NHIỀU BOT "ĂN DÀY"
Cập nhật lúc 11:31
Kiểm
toán Nhà nước vừa yêu cầu chủ đầu tư hàng loạt dự án BOT phải rút ngắn thời
gian thu phí so với kế hoạch, sau khi cơ quan này thực hiện thanh tra, kiểm
tra tại các dự án này.
Ông Hồ Đức Phớc - tổng Kiểm toán Nhà
nước (KTNN) - cho biết sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra hàng loạt dự án BOT
khác trong năm 2017, đồng thời sẽ kiến nghị cho phép người dân được “quyền
lựa chọn” đi đường thu phí hoặc đường không thu phí.
Giảm thời gian
thu phí 5-10 năm
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông
Phớc cho biết qua công tác kiểm toán, cơ quan này đã kiến nghị giảm thời gian
thu phí ít nhất năm năm so với hợp đồng của nhiều dự án BOT.
Từ kết quả kiểm toán 7 tháng đầu năm
nay, KTNN kiến nghị giảm thời gian thu phí 5 năm 5 tháng đối với dự án BOT
cầu Cổ Chiên (Trà Vinh). Một dự án trên quốc lộ 19 được kiến nghị giảm 7 năm
7 tháng và một dự án BOT ở khu vực Tây nguyên được kiến nghị giảm thời gian
thu phí đến
10
năm...
“Kiến nghị giảm thời gian thu phí mà
KTNN đưa ra đã được chủ đầu tư tâm phục khẩu phục, chứ không phải chúng tôi
đưa ra đơn phương. Như dự án cầu Cổ Chiên, KTNN đã phát hành báo cáo kiểm
toán rồi” - ông Phớc khẳng định.
Căn cứ để kiến nghị giảm thời gian thu
phí các dự án trên, theo ông Phớc, được dựa trên cơ sở chính sách, các quy
định hiện hành của Nhà nước và đặc biệt là kết quả kiểm toán phương án tài
chính của dự án BOT.
Chẳng hạn, chi phí giá thành để đầu tư
vào con đường hết bao nhiêu tiền đã được KTNN đưa về giá trị thực, đúng khối
lượng thực tế, đúng đơn giá và đảm bảo chất lượng... Ngoài phương án tài
chính, KTNN còn kiểm toán phương án thu và lưu lượng xe.
Theo ông Phớc, lưu lượng xe là vấn đề
ảnh hưởng đến thời gian thu phí, nên chỉ số này đã được KTNN thẩm định, đánh
giá một cách chính xác.
Qua kết quả kiểm toán dự án BOT, ông
Phớc cho biết sẽ có kiến nghị về việc tuân thủ quy hoạch đầu tư dự án BOT.
Đặc biệt, phải cho người dân sự lựa chọn tức là không bắt buộc phải đi đường
duy nhất mà nếu muốn đi nhanh hơn, đường tốt hơn sẽ chọn đi đường BOT và phải
trả phí.
Còn những đường thiết yếu, được đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước phải dùng vốn ngân sách để sửa sang nhằm phục vụ
nhu cầu đi lại của người dân.
“Vấn đề quan trọng nữa là cơ quan quản
lý phải thẩm định dự toán, giám sát chặt chẽ khi thi công dự án, đến khi
quyết toán công trình phải thẩm định... Và phương án thu phí phải công khai
để người dân và cơ quan quản lý cùng giám sát.
Cụ thể là làm con đường này theo đúng
đơn giá, khối lượng của Nhà nước thì hết bao nhiêu tiền, thời gian thu phí
bao lâu, mức thu như thế nào...” - ông Phớc nhấn mạnh.
Bộ GTVT sẽ rà
soát
các
dự án BOT
Trao đổi với Tuổi Trẻ về yêu cầu của KTNN về việc giảm
thời gian thu phí của hàng loạt dự án BOT, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc
Đông cho rằng kiến nghị này dựa trên tổng mức đầu tư (TMĐT) dự tính ban đầu
của dự án với chi phí thực tế trong việc thực hiện dự án.
Tuy nhiên, theo ông Đông, đối với các
dự án BOT, TMĐT ban đầu là dự tính. Bộ GTVT đã chỉ đạo quyết toán dự án xong
mới chốt lại phương án tài chính, điều kiện hợp đồng BOT cũng ghi như vậy.
“Sau khi quyết toán xong, đếm xe trên
tuyến đường và dự báo tăng trưởng rồi tính lại phương án tài chính và chốt
hợp đồng chính thức với thời gian khai thác dự án phù hợp. Hiện nay Bộ GTVT
đang thực hiện rà soát để quyết toán với từng dự án cụ thể để giảm mức phí
hoặc thời gian thu phí của dự án” - ông Đông cho biết.
Giải thích lý do TMĐT ban đầu của một
số dự án BOT nhiều hơn giá trị thi công thực tế, ông Đông cho rằng có nhiều
yếu tố tạo nên.
Chẳng hạn, chi phí dự phòng không dùng
đến, tiến độ thi công nhanh hơn thực tế, giải phóng mặt bằng ít hơn khối
lượng ước tính, giảm quy mô dự án, lựa chọn giải pháp kỹ thuật hợp lý để tiết
kiệm hơn...
Trong thực tế các dự án mở rộng quốc lộ
1 bằng vốn trái phiếu chính phủ còn dư (14.259 tỉ đồng) thì đề xuất Chính phủ
xin Quốc hội cho chuyển sang các dự án giao thông khác. Còn dự án BOT không
dùng hết TMĐT ban đầu thì tính lại phương án tài chính, thời gian thu phí.
Theo ông Dương Danh Huy - vụ trưởng,
trưởng ban quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư của Bộ GTVT, chênh lệch
này là do khi lập dự án đầu tư thì tính toán kinh phí dự phòng theo mức độ
trượt giá 3 năm hoặc 5 năm theo công bố của Tổng cục Thống kê.
Thời điểm trước năm 2012 có những năm
trượt giá 15-16% nên chi phí dự phòng các dự án đều cao. Nhưng sau năm 2012,
mức độ trượt giá thấp hơn nên có nhiều dự án chi phí dự phòng không dùng đến.
Đây cũng là một trong những yếu tố giảm
TMĐT thực tế so với TMĐT được duyệt ban đầu.
Cũng theo ông Huy, việc lập TMĐT các dự
án BOT cơ bản tuân thủ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từng chủ thể trong
quá trình lập và thẩm định TMĐT còn một số tồn tại, nhầm lẫn, sai sót về lựa
chọn giá vật liệu, xác định chi phí vận chuyển, tính toán khối lượng.
Thời gian qua trên cơ sở kết luận của
các đơn vị thanh tra, kiểm toán, Bộ GTVT đã yêu cầu các tập thể, cá nhân làm
rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định.
Ngoài ra, Bộ GTVT đang rà soát các dự
án BOT trên nguyên tắc có kiểm toán độc lập hoặc KTNN, rồi lấy giá trị sau
kiểm toán để quyết toán dự án, tính toán lại hợp đồng, thời gian thu phí. Sau
khi quyết toán sẽ có nhiều dự án BOT giảm thời gian thu phí so với dự tính
ban đầu.
(Theo TTO) LÊ THANH - TUẤN PHÙNG
|
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét