Giới thiên văn đã tìm thấy ‘Trái đất thứ 2’?
Cập nhật lúc 15:00
Đài
thiên văn Nam châu Âu đã tìm thấy một hành tinh nằm cách Trái đất vài năm ánh
sáng, có các điều kiện hoàn hảo cho sự sống.
Ảnh
minh họa
Vào lúc 18h ngày 24/8 (giờ Anh), các nhà thiên văn học thuộc Đài thiên
văn Nam châu Âu sẽ chính thức công bố thông tin về một hành tinh mới được gọi
là “Trái đất thứ 2”.
Theo các thông tin ban đầu, hành tinh này quay quanh ngôi sao Proxima
Centauri, thuộc thái dương hệ Alpha Centauri. Ngôi sao này được tìm thấy vào
năm 1915, là ngôi sao gần nhất và chỉ cách thái dương hệ của Trái đất 4,2 năm
ánh sáng.
Hiện đại diện Đài thiên văn Nam châu Âu vẫn chưa cung cấp thông tin cụ
thể về hành tinh này và chỉ thông báo rằng sẽ tổ chức họp báo hôm nay. Nhưng
một nguồn tin đã tiết lộ với tuần san Der Spiegel (Đức) rằng "Trái đất
thứ 2" nằm cách ngôi sao Proxima Centauri một khoảng cách phù hợp để có
thể có nước dạng lỏng tồn tại trên bề mặt - yêu cầu tối quan trọng cho sự
sống.
“Đây là hành tinh giống Trái đất gần nhất mà chúng ta từng tìm thấy”,
tờ Der Spiegel nhận định.
Trước đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ NASA từng phát hiện
nhiều hành tinh mới, nhưng những hành tinh này thường quá nóng hoặc quá lạnh
để sự sống có thể tồn tại.
Năm ngoái, giới thiên văn
Mỹ cùng từng công bố về một hành tinh được gọi là em sinh đôi của Trái đất.
Hành tinh này có tên Kepler 452b, có kích thước lớn hơn Trái đất khoảng 60%,
có trọng lực gấp đôi và một năm dài 385 ngày. Tuy nhiên, hành tinh này cách
Trái đất tới 1.400 năm ánh sáng nên con người rất khó có khả năng chạm tới.
(Minh
Hạnh) Theo Daily Mail
|
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét