Nhiều
máy hiện đại “đắp chiếu” trong
bệnh viện, lãng phí hàng tỉ đồng
Cập nhật lúc
09:35
Máy chụp X-quang
đắp chiếu trong bệnh viện (Ảnh minh họa)
Ngày
21.8, ông Phạm Lương Sơn – Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam
đã lí giải nguyên nhân của vụ việc hàng loạt máy X-quang ở các cơ sở y tế ở
Quảng Ngãi “đắp chiếu” gây lãng phí hàng tỷ đồng xôn xao dư luận thời gian
qua.
Trả lời
báo chí về vụ việc trên, ông Sơn cho biết: : “Hiện tượng đó đúng. Một số bệnh
viện tuyến huyện được đầu tư máy móc, chủ yếu là máy chụp Xquang từ nhiều
nguồn tài chính. Đầu tư máy nhưng đầu tư chưa đồng bộ. Các cơ sở có máy nhưng
lại thiếu nhân lực đạt chuẩn nên BHXH đã từ chối thanh toán, dẫn đến việc máy
móc bám bụi, không được sử dụng"
Trước
đó, nhiều cơ sở y tế huyện ở tỉnh Quảng Ngãi đã lên tiếng về việc các máy
X-quang được đầu tư tại huyện đang phải “đắp chiếu”. Cụ thể, năm 2013, Trung
tâm y tế huyện Trà Bồng được đầu tư máy chụp X-quang theo dự án hỗ trợ vùng y
tế duyên hải Nam Trung bộ đầu tư với kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Ban đầu máy được
vận hành đều nhưng cuối năm 2015 thì phải ngưng hoạt động vì không có cán bộ
chụp X-quang có bằng cử nhân. Tương tự, trung tâm y tế huyện Tây Trà được đầu
tư máy X-quang nhưng không có bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh nên kỹ
thuật này do y sỹ đảm nhận.
Ông Bùi
Quang Danh – Phó Giám đốc BHXH Quảng Ngãi cho biết, tại một số cơ sở y tế
việc thực hiện chẩn đoán hình ảnh như X-quang, MRI, CT-Scanner… lại không do
bác sĩ chuyên khoa X-quang có chứng chỉ hành nghề đọc và kết luận, kết quả
xét nghiệm không được trưởng khoa xét nghiệm là bác sĩ hoặc cử nhân sinh học,
cử nhân hoá học hoặc dược sỹ, kỹ thuật viên xét nghiệm (tốt nghiệp CĐ, ĐH) có
chứng chứng chỉ hành nghề ký duyệt.
Theo
ông Sơn, việc lãng phí này đã diễn ra từ năm 2014, nhiều địa phương như Hải
Phòng, Quảng Ninh, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… đã từng phản ánh.
Nhiều địa phương đã phải “treo máy” vì không có kỹ thuật viên, không đủ nhân
lực đảm bảo đủ điều kiện nên họ không làm nữa. Nhưng các cơ sở y tế ở Quảng
Ngãi vẫn làm.
Trước
tình hình đó, tháng 6.2016, Bộ Y tế cũng có công văn 3356 hướng dẫn khi thanh
toán BHYT liên quan đến đọc và ký kết luận cận lâm sàng. Theo đó, đối với các
cơ sở chưa có nhân lực đạt chuẩn, Sở Y tế phải điều động bác sĩ từ tuyến trên
về để thẩm định và ký xác nhận vào các xét nghiệm, chụp X-quang hợp lý, đúng
quy trình để làm cơ sở thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Ông Sơn
cho rằng: "Cách giải quyết vấn đề này không khả thi. Thể hiện ngay trong
vụ việc ở Quảng Ngãi. Sở Y tế Quảng Ngãi thành lập các đoàn chuyên môn cũng
chưa thực hiện. Cơ quan BHXH chưa thanh toán được. Đầu tư nếu không đồng bộ
sẽ lãng phí. Bác sĩ BV huyện với KTV chụp ra cái đó, người ta không hiểu kết
quả đó có ứng dụng trong chẩn đoán hay không. Mang kết quả đó lên BV tuyến
trên họ cũng không dùng lại, lại chup tiếp, gây lãng phí. Siêu âm, điện tim,
xét nghiệm sinh hoá máu tại xã bỏ, lên huyện bỏ, lên tỉnh bỏ, lại lên tuyến
TƯ làm lại. 4 lần phải làm lại 4 lần hứng chịu tia xạ… Bệnh nhân không sung
sướng gì"
Như
vậy, việc Bộ Y tế yêu cầu “hậu kiểm” các kết quả xét nghiệm, X-quang nói trên
chỉ có tác dụng “đối phó” thanh toán BHYT chứ khó lòng đảm bảo chất lượng của
các xét nghiệm, X-quang khi các xét nghiệm này không được cán bộ y tế có tay
nghề, được đào tạo bài bản thực hiện.
Mới
đây, Bộ Y tế đã yêu cầu các Thủ trưởng cơ sở khám chữa bệnh, bác sỹ ký các
kết quả xét nghiệm, X-quang chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung
thẩm định nêu trên. Do đó, không ít bác sĩ đã từ chối ký vào kết quả vì không
chắc là kết quả có thực chính xác hay không.
Ông Sơn
nói: “Quan điểm của cơ quan BHXH chia sẻ khó khăn của ngành y tế nhưng cần có
giải pháp quyết liệt đồng bộ hơn. Ngay khi đầu tư thì tính đầu tư thế nào để
có hiệu quả, chỉ đầu tư khi có nhân lực. Không cần đào tạo 6 năm, 10 năm như
bác sĩ chuyên khoa. Chỉ là cử nhân cấp chứng chỉ chẩn đoán là được. Không để
xảy ra tình trạng máy được trang bị (chủ yếu nguồn viện trợ) tiền tỷ, làm ra
không ai công nhận kết quả đó, không được làm nữa, không được thanh toán.
Ngành y tế cử các cán bộ có chứng chỉ chuyên môn xuống BV huyện thì chỉ là
giải pháp tình thế".
"Nếu
bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân đến điều trị, nếu cần chụp lại vẫn phải cho làm
lại nhưng phải ghi rõ lí do tại sao cho làm lại. Như vậy bác sĩ sẽ phải đầu
tư chất xám, sờ nắn gõ nghe, chưa đủ điều kiện chẩn đoán cho đi chụp lại, có
thể sử dụng kĩ thuật cao hơn. Bác sĩ chịu trách nhiệm về việc đó"- ông
Sơn nói thêm.
(Theo
Lao động) Thùy Linh
|
Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét