Mánh hiểm lái buôn Tàu: Thương lái Việt hại nông dân
Việt
Cập nhật lúc 07:55
Trả giá cao để tạo niềm tin rồi sau đó lại ép bán giá thấp,
“đánh bài chuồn” hay mượn danh người Việt để đứng sau đầu tư quản lý… Thương
lái Trung Quốc (TQ) dùng đủ chiêu trò nhằm thao túng thị trường một số loại
nông sản Việt Nam. Trong khi đó, một số người Việt, doanh nghiệp (DN) Việt vì
hám lợi trước mắt đã tiếp tay cho thương lái TQ hại nông dân Việt.
Đủ trò thao túng, ép giá
Hàng loạt nông
sản Việt bỗng tăng giá chóng mặt rồi bất ngờ hạ giá thảm hại. Tuy nhiên, đây
không phải chuyện mới. Điều này đã diễn ra cả chục năm nay với tần suất ngày
càng nhiều hơn và đa số các sự vụ đều có bóng dáng thương lái TQ đứng đằng
sau.
Đầu 8/2016,
vùng nuôi cá tra ở miền Tây một phen hỗn loạn. Cụ thể, đầu 2016, thương lái
TQ ồ ạt mua cá tra trọng lượng lớn ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… với giá
cao nên nhiều nông hộ cố để cá tra lớn. Nhưng đến thời điểm này, cá tra trọng
lượng lớn lại không có người mua hoặc mua với giá rất thấp.
Thời điểm này,
giá cá tra giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, thấp hơn 4.000-4.500
đồng/kg so với đầu năm nay và giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm
ngoái. Nông dân đang đối mặt cảnh thua lỗ nặng.
Hồi
4/2016, Bộ NN-PTNT cho biết, giá chanh dây tại Gia Lai giảm từ mức cao nhất
56.000 đồng/kg xuống 10.000 đồng/kg. Nguyên nhân được xác định là do thương
lái TQ trước đó cố tình mua với giá rất cao khiến nông dân ồ ạt trồng chanh
dây. Khi lượng thu hoạch lớn, họ đột ngột mua với giá rẻ làm nhà vườn điêu
đứng.
Ở Việt Nam,
nông sản bị thương lái TQ thao túng, ép giá đã xảy ra và liên tục lặp đi, lặp
lại cả chục năm qua, Danh sách các loại nông sản bị TQ ép giá đang ngày càng
dài.
Điển hình là
chuyện lợn mỡ. Dù đã được khuyến cáo rất nhiều lần, song vào 4/2015, nông dân
ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… lại khóc ròng vì lợn siêu mỡ khi thương lái TQ
dừng thua mua và biến mất khỏi thị trường. Mặc dù trước đó, chính các lái
buôn này đã lùng mua, khuyến khích nông dân vỗ béo để lợn nhiều mỡ và hứa mua
với giá cao.
Ông Nguyễn
Quang Sơn, Trưởng phòng Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại (Cục giám sát quản
lý, Tổng Cục Hải quan) cho hay, thương lái TQ liên kết chặt. Ví dụ, đến mùa
vải, họ thống nhất mức giá 3 tệ/kg, khiến người dân tranh bán, đưa vải lên
cửa khẩu rất nhiều. Khi đó, họ đồng loạt giảm xuống 2 tệ/kg. Cùng với đó, lực
lượng kiểm dịch, kiểm soát rất chặt, khiến vải phải xếp hàng chờ, hỏng nhiều.
Đến khi các thương lái Việt không kiên nhẫn được nữa, giảm giá xuống 1 tệ/kg
thì họ mới mua.
“Tình trạng này
không chỉ diễn ra với vài loại nông sản mà áp dụng cho tất cả các mặt hàng
nông sản của Việt Nam. Chúng ta cũng gặp rất nhiều nhưng chưa rút được kinh
nghiệm”, ông Sơn nói.
Không chỉ nông
dân bị ép giá, thương lái Việt cũng dính đòn đau khi lái buôn TQ “đánh bài
chuồn”.
Chiêu thức này
rất đơn giản. Họ dụ thương lái Việt đi thu gom rồi mua lại với giá cao, sau
đó lại tự tung chính hàng đó ra bán lại cho thương lái Việt để tạo nên những
cơn sốt ảo. Đến thời điểm giá nông sản lên mức đỉnh điểm, thương lái Việt
“ôm” số lượng hàng lớn để chuẩn bị xuất bán cho thương lái TQ thì họ “đánh
bài chuồn”.
Hậu quả, thương
lái Việt ôm hàng và mất trắng tiền. Trong khi đó, qua những lần mua đi bán
lại, thương lái TQ đã “ẵm” một số tiền lớn rồi biến mất.
Nhiều người
"bán mình" cho thương lái Trung Quốc, sẵn sàng hại người Việt vì
chút lợi nhuận trước mắt
Lợi dụng thương lái Việt ép nông dân Việt
Điều đáng cảnh
báo, gần đây, thương lái TQ còn lợi dụng lòng tham của một bộ phận người
Việt, thuê chính người Việt để “né” các cơ quan chức năng, dễ bề thực hiện
các chiêu trò thao túng của mình.
Chuyện vừa xảy
ra ở Bình Thuận với quả thanh long. Bà Lê Thị Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH
xuất nhập khẩu Ngọc Hà (xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam) cho biết, hiện
nhiều DN kinh doanh thanh long xuất khẩu cạnh tranh không lại với các thương
lái TQ hoạt động “chui”, đã buộc chuyển qua hoạt động cầm chừng, thậm chí nợ
nần, phá sản.
Bà
Ngọc còn tiết lộ, nhiều DN do người Việt đứng tên nhưng thực chất chỉ là “cây
cảnh”, mọi hoạt động đều do TQ đầu tư, điều hành. Ngay DN của bà Ngọc cũng
được người TQ tới đặt vấn đề thuê lại nhà xưởng, yêu cầu bà đứng tên pháp lý
để họ tự đi thu mua thanh long, song bà từ chối.
Một chủ DN khác
cũng ở Bình Thuận cũng cho biết, rất nhiều lái buôn TQ đang núp bóng sau
những DN Việt để thao túng thị trường thanh long. Sau đó, ép cả người nông
dân lẫn DN Việt vào cảnh thua lỗ. Điều đáng tiếc là vẫn có một bộ phận hám
lợi, tiếp tay cho thương lái TQ lộng hành.
Chuyện hám lợi
trước mắt, tiếp tay cho thương lái TQ cũng đã bị vạch rõ khi một số công ty
du lịch Việt Nam vì hám lợi đã cho hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc “núp
bóng” hoạt động tràn lan ở Đà Nẵng, Vũng Tàu... Hậu quả, hướng dẫn viên du
lịch Việt bị mất việc, thị trường du lịch khó kiển soát còn các thông tin
lịch sự văn hóa Việt Nam bị xuyên tạc
Ông Vũ Vinh
Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, đang có một bộ phận người
Việt, DN Việt vì chút lợi nhuận cho riêng mình mà tiếp tay cho người Trung
Quốc, vô tình gây hại chính người nông dân mình.
Ông Phú cho
rằng, chuyện nông sản bị thương lái Trung Quốc ép giá là câu chuyện của cả
chục năm qua và mức độ không những không giảm mà ngày càng tăng hơn, xuất
hiện thêm nhiều chiêu trò mới.
Ông Phú cho
biết, sau mỗi lần bị mắc bẫy thương lái Trung Quốc, các cơ quan chức năng
thường lên tiếng cảnh báo, khuyến cáo người nông dân không nên hám lợi trước
mắt. Thế nhưng, người nông dân không đáng trách bởi ai cũng muốn nông sản
mình làm ra bán được giá cao.
“Trách nhiệm
lớn nhất vẫn thuộc về cơ quan chức năng khi không đảm bảo được đầu ra cho
nông sản, để người dân tự vật lộn. Nhờ đó, thương lái Trung Quốc mới dễ dàng
thao túng, ép giá nông sản”, ông Phú chia sẻ.
“Điều này cần
học người Thái Lan. Từ sản xuất tới tiêu thụ, lợi nhuận người nông dân được
hưởng 70%, các tầng lớp thương lái trung gian được chia nhau 30%”. Ông Phú
nói và cho biết, Việt Nam đang ngược lại, lợi nhuận phần lớn rơi vào túi
thương lái, nông dân chỉ được vài %, thậm chí trắng tay.
(Theo VietNamNet)
Bảo Phương
|
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét