Trung Quốc tự
cô lập bằng “Vạn Lý Trường Thành”
Cập nhật lúc
08:34
Ngày 27-5, Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhận định, Trung Quốc đang có nguy cơ xây
dựng “Vạn Lý Trường Thành tự cô lập” bằng việc tiếp tục mở rộng hiện diện
quân sự bất hợp pháp ở Biển Đông và tấn công mạng máy tính Mỹ.
Tuyên
bố của ông Ashton Carter được đưa ra trước thềm chuyến thăm Singapore vào
tuần tới để tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á Shangri-La, nơi các
bên dự kiến tập trung thảo luận về các hành động ngang ngược của Trung Quốc
trên Biển Đông. Tạp chí Defense One (Mỹ) cũng vừa dẫn tuyên bố của ông Ashton
Carter: Chiến lược cân bằng của Mỹ ở châu Á không phải là ngày một ngày hai,
mà là chiến lược dài hạn và chiến lược này không chỉ có chiến dịch tuần tra
tự do lưu thông hàng hải.
Đồng
thời nhấn mạnh, bức tranh tổng thể căng thẳng Mỹ - Trung ở khu vực chỉ chấm
dứt khi Bắc Kinh thay đổi. “Mỹ sẽ di chuyển sức mạnh đến châu Á, sẽ hiện đại
hóa sức mạnh Mỹ ở châu Á. Các hoạt động tập trận song phương và đa phương,
cũng như phát triển quan hệ đối tác quân sự với các nước trong khu vực là một
phần trong chiến lược này của Mỹ. Và chiến lược này nhằm duy trì hòa bình và
ổn định lâu dài ở Châu Á - Thái Bình Dương”, ông Ashton Carter nhấn mạnh.
Khi
phát biểu với các học viên Học viện Chiến tranh hải quân ở Newport, bang
Rhode Island hôm 26-5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhấn mạnh, dù có
rối loạn ở các khu vực trên thế giới, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tái
cân bằng ở Đông Á và Thái Bình Dương. Đồng thời coi Châu Á - Thái Bình Dương
là khu vực duy nhất trên thế giới có nhiều vấn đề quan trọng, bao gồm phần
lớn dân số thế giới và một số nền kinh tế lớn. Tranh chấp ở Biển Đông cần
được giải quyết theo cách hòa bình, không phải quân sự hóa hay dọa nạt. Đó là
nguyên tắc Mỹ đã áp dụng trên thế giới. Ông Ashton Carter cũng ghi nhận, Mỹ
vẫn duy trì tình trạng đối đầu lâu dài với Nga và Trung Quốc.
Cùng
ngày 27-5, tờ Đa Chiều dẫn lời quan chức Mỹ cho rằng, Đô đốc Harry Harris, Tư
lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đang ngầm thúc đẩy một cuộc vận động để
Nhà Trắng áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.
Theo tờ
Đa Chiều, từ đầu năm 2015, Đô đốc Harry Harris đã tuyên bố, Trung Quốc đang
xây dựng một bức “Vạn lý Trường Thành” bằng cát ở Biển Đông. Đến tháng 2, Đô
đốc Harry Harris đã khẳng định trước Quốc hội Mỹ về việc Trung Quốc đang quân
sự hóa Biển Đông với việc cải tạo, bồi lấp đảo trái phép, thậm chí xây cả
đường băng cho máy bay dân sự, quân sự.
Đồng
thời cảnh báo, Trung Quốc đang mưu đồ bá quyền Đông Á. Chỉ huy Lực lượng Thủy
quân Lục chiến Mỹ, Tướng 4 sao Robert Neller cũng từng tuyên bố, các hoạt
động của Trung Quốc tại Biển Đông đang gây bất ổn cho khu vực này. Đồng thời
khẳng định, hải quân Mỹ sẽ duy trì các hoạt động tại khu vực này, trong đó có
các chuyến tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.
Ngày
27-5, tuyên bố của G-7 khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh ở Nhật Bản đã đề cập
tới mối quan ngại về tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như nhấn mạnh
tầm quan trọng cốt yếu của việc xử lý và giải quyết hòa bình các tranh chấp
và tôn trọng tự do đi lại trên biển, trên không. Đồng thời nhất trí coi các
thể chế quốc tế, như Tòa trọng tài thường trực tại La Hay, Hà Lan (PCA) là
nơi hợp pháp giải quyết những tranh chấp. Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) đã bày tỏ sự “bất mãn” đối với
tuyên bố của G-7 liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông.
Trước
đó, bà Hoa Xuân Doanh (Oánh) từng tuyên bố, vấn đề Biển Đông không liên quan
gì đến G-7! Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng từng cho rằng, G-7 không
phải là nơi thích hợp để bàn chuyện Biển Đông. Và không làm trầm trọng thêm
tình hình ở Biển Đông!
Trước
đó (tháng 4-2016), Bắc Kinh từng triệu đại diện ngoại giao các nước G-7 để
phản đối tuyên bố chung của G-7 về vấn đề Biển Đông. Giáo sư Julian Ku của
Đại học Luật Hofstra (Mỹ), Phó Giáo sư Taylor Fravel thuộc Viện Công nghệ
Massachusetts (Mỹ) và chuyên gia cao cấp Malcolm Cook của Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á Yusof Ishak (Singapore) cho rằng, hoạt động tự do hàng hải ở Biển
Đông chưa đủ và Mỹ cần làm nhiều hơn để đối phó với sự khiêu khích của Trung
Quốc tại vùng biển này.
Trong
khi đó, Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New
South Wales cho rằng, Bắc Kinh có thể có những hành động kiên quyết hơn,
trước khi ông Barack Obama rời Nhà Trắng, nhằm tránh gây căng thẳng với tân
tổng thống Mỹ.
Nhưng
theo tờ Nikkei, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama
đã hội đàm riêng (26-5) về những căng thẳng tại Biển Đông và khẳng định, giải
quyết những tranh chấp, xung đột hoàn toàn nằm trong tầm tay của Trung Quốc.
Cùng ngày 26-5, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tuyên bố, G-7 cần có
lập trường rõ ràng và cứng rắn về các tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của
Trung Quốc. Bắc Kinh đã khiến các nước láng giềng và những quốc gia hữu quan
phẫn nộ khi tuyên bố chủ quyền trái phép đối với phần lớn Biển Đông.
(Theo
Petrotimes) Tuấn Quỳnh
|
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét