Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Sau Brexit Mỹ vẫn khẳng định mục tiêu làm Nga suy yếu

Cập nhật lúc 06:55 
  

Mỹ đang nhìn Brexit xảy ra và kiên quyết nối tiếp xử phạt kinh tế Nga mặc kệ EU, Anh tự lo con đường của mình.
 

Hãng Tass dẫn tuyên bố của Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng Eric Schultz cho biết Anh ra khỏi EU không ảnh hưởng đến các biện pháp trừng phạt Nga, các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn được duy trì "cho đến khi Nga thực hiện thoả thuận Minsk".
"Theo quan điểm của chúng tôi, kết quả của cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề Brexit ở Anh sẽ không có tác động đến việc gia hạn lệnh trừng phạt chống lại nước Nga", ông Eric Schultz nói.
Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng Eric Schultz. Ảnh: The Guardian 
Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng Eric Schultz. Ảnh: The Guardian
Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng cho rằng, chủ đề này đã được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh của các cường quốc phương Tây (G7) mới đây tại Nhật Bản. Theo ông, Mỹ, EU và nhóm G7 đã phối hợp làm việc với nhau về việc tiến hành áp đặt lệnh trừng phạt cũng như kéo dài các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
"Các lệnh trừng phạt sẽ được mở rộng, các quan chức Mỹ sẽ làm việc về điều này trong những tuần và tháng tới", ông nhấn mạnh.
Ngoài ra ông Schulz cũng nói rõ lập trường của Mỹ rằng các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn được duy trì "cho đến khi Nga thực hiện thoả thuận Minsk" để giải quyết vấn đề Ukraine.
"Nhờ sự lãnh đạo quốc tế của Tổng thống Mỹ, Nga bị cô lập hơn bao giờ hết trong lịch sử" - ông nói, các biện pháp trừng phạt chống Nga khiến nền kinh tế nước này suy giảm 1/6. Tuy nhiên Nhà Trắng đã không viện dẫn được chứng cứ cho đánh giá này.
Tuyên bố mới đây của Mỹ cho thấy mục đích và ý đồ rõ ràng của Mỹ đối với châu Âu là lợi dụng những mối quan hệ gần gũi với Nga và triệt hạ kinh tế nước này, chứ không có thêm bất cứ một động thái nào liên quan tới sự sống còn hay can thiệp vào tương lai chung của EU.
Ngay trong những thời khắc EU đang sốt sắng với những bước tiến và đàm phán để Anh ra đi cùng với đợt suy thoái kinh tế lớn, người Mỹ vẫn tâm niệm về điều duy nhất là những biện pháp trừng phạt kinh tế Nga.
Thực chất, Brexit xảy ra tác động khá lớn tới chứng khoán Mỹ.
Việc cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit đã đẩy đồng USD lên giá, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải hoãn quyết định tăng lãi suất lâu hơn. FED lo lắng Brexit gây ra những tác động kinh tế lớn vì giới đầu tư tìm đến các tài sản định giá bằng đồng USD như là nơi trú ẩn an toàn, khiến đồng USD tăng giá, làm suy yếu xuất khẩu của Mỹ. Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ, với lượng hàng hóa Mỹ xuất sang Anh đạt 56 tỷ USD và nhập khẩu từ Anh là 58 tỷ USD trong năm 2015.
Thậm chí, theo sau Brexit, ở bang Texas đã nổi lên phong trào mang tên Những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Texas (TNM), đòi ly khai Texas. TNM kêu gọi Thống đốc bang Texas tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý tương tự như ở Anh. TNM từng thất bại trong việc kêu gọi tiến hành bỏ phiếu vào tháng 11 tới nhưng phong trào này dự định sẽ khởi động lại chiến dịch của mình vào năm 2018. Vùng lãnh thổ chiếm phần lớn các giá trị kinh tế Mỹ nếu không được tách khỏi sẽ yêu cầu thêm nhiều các điều kiện và yêu cầu đối với Chính phủ Mỹ.
Chứng khoán Mỹ chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi Brexit nên tiếp tục đòi trừng phạt kinh tế Nga? 
Chứng khoán Mỹ chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi Brexit nên tiếp tục đòi trừng phạt kinh tế Nga?
Trong khi đó, theo cuộc phỏng vấn mới đây với hãng Washington Post, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin không có lỗi trong kết quả cuộc trưng cầu ở Anh, nhưng có thể được lợi đáng kể từ việc này. Còn lợi ích quốc gia của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng do hậu quả của Brexit.
Theo ông McFaul, Vương quốc Anh là nhà phê bình hàng đầu "hung hăng" chỉ trích Nga ở châu Âu sẽ mất quyền bỏ phiếu trong EU. Ngoài ra, việc Anh ra khỏi thành phần sẽ khiến EU suy yếu đặc biệt bởi vì các lực lượng quân sự của Anh được coi là mạnh nhất ở châu Âu. Trái lại, Nga sẽ liên kết với các đồng minh và không ngừng mở rộng phạm vi đồng minh của mình.
Ông McFaul cũng nói rằng sau Brexit, các chính trị gia châu Âu ủng hộ Putin "sẽ mạnh hơn một chút", theo BBC.
Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin đã dự đoán: "Nếu không có Anh trong EU, sẽ không còn ai sốt sắng bảo vệ các biện pháp trừng phạt chống lại chúng ta (Nga)".
(Theo Đất Việt) Huy Vũ tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét