Vụ
nhà máy giấy bức tử sông Hậu:
BÍ THƯ HẬU GIANG CHUYỀN “BÓNG
TRÁCH NHIỆM” LÊN BỘ TN&MT
Cập nhật lúc 07:02
Vụ “lo ngại nhà máy giấy bức tử sông
Hậu”, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh nói việc dừng dự án không
thuộc thẩm quyền của Hậu Giang...
Trả lời Tuổi Trẻ ngày 28-6 xung quanh các ý kiến đề
xuất việc dừng dự án Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam vì lo ngại khi nhà
máy này xả thải sẽ bức tử sông Hậu, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công
Chánh cho biết: “Những ngày qua, trước thông tin báo chí phản ánh và lo
ngại sông Hậu sẽ bị bức tử khi dự án Nhà máy giấy Lee & Man đi vào hoạt
động, tôi đã yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, rà
soát lại toàn bộ quá trình cấp phép đầu tư, xây dựng, đánh giá tác động môi
trường... xem cái nào cơ quan tham mưu, nhà đầu tư làm đúng, cái nào chưa
đúng phải chấn chỉnh ngay”.
Tỉnh không làm
bừa, làm ẩu
* Hiện các cơ
quan chuyên môn đã báo cáo gì với lãnh đạo tỉnh, thưa ông?
- Các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã có báo cáo bước đầu
về quá trình cấp phép đầu tư, giám sát, thẩm định báo cáo tác động môi
trường, giấy phép xả thải... đều đúng quy trình, quy định.
Doanh nghiệp cũng đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện
các hạng mục, trong đó có nhà máy xử lý chất thải và được giám sát chặt chẽ.
UBND tỉnh cũng đã báo cáo Thủ tướng trên tinh thần này.
* Thực tế báo
cáo tác động môi trường của phía Nhà máy giấy Lee & Man được làm rất sơ
sài, tham vấn ý kiến người dân qua loa nhưng sao vẫn được tỉnh phê duyệt?
- Báo cáo tác động môi trường của Nhà máy giấy Lee & Man
làm năm 2008 đã được Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) xem xét thẩm định kỹ
và đồng ý.
Sau đó chủ tịch UBND tỉnh mới ký quyết định phê duyệt, chứ
tỉnh không làm bừa, làm ẩu. Hiện Bộ TN-MT cũng đã thành lập đoàn kiểm tra
tổng thể dự án này nên hãy để bộ kiểm tra đưa ra đánh giá kết luận.
* Từ năm 2007
khi dự án này mới rục rịch khởi động đã có nhiều ý kiến lo ngại ô nhiễm môi
trường, thậm chí Cục Lâm nghiệp lúc đó kiến nghị không nên triển khai dự án
này nhưng vì sao sau đó dự án vẫn được triển khai?
- Tôi nhớ khi tỉnh tiếp nhận dự án, phần lớn các nhà khoa
học và chuyên gia đều đồng thuận nhưng cũng có ý kiến góp ý phản biện của một
vài người.
Tôn trọng ý kiến phản biện, sau đó lãnh đạo tỉnh đã tổ
chức hai đoàn cán bộ đi nước ngoài (Trung Quốc - PV) tìm hiểu, nghiên cứu
công nghệ máy móc, mức độ ô nhiễm.
Sau đó tỉnh đã tổ chức hội thảo quốc tế với nhiều chuyên
gia, nhà khoa học để nghe góp ý phản biện thì lại được đồng thuận cao của
giới chuyên môn và các cơ quan bộ, ngành trung ương lúc đó nên tỉnh mới chấp
thuận cho nhà đầu tư triển khai dự án tại Hậu Giang.
Quyền quyết
định giờ đây thuộc về Bộ TN-MT
* Nhiều ý kiến
cho rằng Hậu Giang đã quá ưu ái cho dự án của Công ty Lee & Man vì dự án
kéo dài 8 năm, có đến 5 lần được UBND tỉnh Hậu Giang cho gia hạn do chậm tiến
độ?
- Hậu Giang là tỉnh nghèo mới chia tách, chúng tôi rất chú
trọng việc mời gọi thu hút đầu tư để phát triển kinh tế. Nhưng không phải vì
nghèo mà thu hút đầu tư bằng mọi giá, đánh đổi cả môi trường.
Các dự án đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, vào tỉnh
Hậu Giang thời gian qua đều được tỉnh áp dụng chính sách ưu đãi nhất có thể
và được tạo điều kiện tối đa để họ làm ăn.
Riêng dự án Nhà máy giấy Lee & Man, sở dĩ UBND tỉnh
cho gia hạn như vậy là để tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thời gian giải
quyết khó khăn về tài chính trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vì họ đã bỏ
ra rất nhiều tiền và có thiện chí đầu tư thực sự.
* Trước nhiều
đề xuất, tỉnh có tính đến khả năng dừng dự án này không, thưa ông?
- Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) theo Luật môi trường năm 2014, dự án này bây giờ đã thuộc thẩm quyền
của Bộ TN-MT phê duyệt.
Hiện Bộ TN-MT đã thành lập đoàn
kiểm tra rà soát tổng thể dự án này, vì vậy việc có dừng dự án này hay không
là do Bộ TN-MT quyết định chứ không thuộc thẩm quyền của tỉnh Hậu Giang.
(Theo
Tuổi trẻ) H.TRÍ DŨNG thực hiện
Tựa đề của Kinh Bắc
|
Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét