Indonesia điều quân đội bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, trực tiếp phá
"lưỡi bò"
Cập nhật lúc
15:25
Trung Quốc
đang mềm nắn, rắn buông, bắt nạt các nước nhỏ họ cho là có thể qua mặt. Thái
độ thẳng thắn không khoan nhượng của Indonesia cũng góp phần đáng kể...
Hãng thông tấn Benar News
ngày 22/6 đưa tin, sau nhiều năm trung lập, Indonesia dường như bị lôi kéo
vào một cuộc xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông với các vụ đụng độ lặp đi
lặp lại vì tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa 200 hải lý của quần đảo Natuna, đảo Borneo.
Quân đội tham gia bảo vệ vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa
Hôm qua 21/6 quân đội
Indonesia tuyên bố sẽ duy trì một lập trường cứng rắn và hoạt động kiểm soát
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý xung quanh quần đảo Natuna.
Tuần trước, tàu hải quân
Indonesia đã bắn cảnh cáo đuổi 12 tàu cá nước ngoài xâm nhập. Một tàu cá
Trung Quốc bị bắt cùng 7 ngư dân và đang chờ ngày xét xử, đánh chìm tàu.
Tư lệnh các lực lượng vũ
trang Indonesia Gatot Nurmantyo nói với báo giới:
"Chúng tôi đã triển khai 5 tàu và 1
máy bay tuần tra giám sát khu vực Natuna ngăn chặn các hoạt động xâm nhập bất
hợp pháp. Chúng tôi sẽ bắt giữ bất kỳ ai xâm nhập bất hợp pháp vùng biển của
chúng tôi. Nếu chúng tôi không bắt những người này, có nghĩa là chúng ta đang
ngủ".
Quân đội Indonesia sẽ
tuân theo luật pháp của quốc gia mình chống lại các tàu cá mang cờ Trung Quốc
và các nước khác xâm nhập bất hợp pháp vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của mình.
"Dĩ nhiên một cuộc điều tra sẽ được
tiến hành. Cho dù các tàu bị bắt sẽ bị đánh chìm, chúng tôi sẽ quyết định sau
khi một phiên tòa được tổ chức", tướng Gatot Nurmantyo cho hay.
Một sự hiện diện của hải
quân là cần thiết để duy trì (quyền) chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia,
Chuẩn Đô đốc Achmad Taufiqoerrochman, Tư lệnh Hạm đội Phương Tây của hải quân
Indonesia nói với báo giới.
Achmad Taufiqoerrochman nói: "Chúng
tôi thường xuyên bắt tàu cá Việt Nam xâm nhập, nhưng họ nghe lời chúng tôi
chứ không chống đối (như tàu cá Trung Quốc). Chúng tôi nghi ngờ rằng điều này
(sự chống trả hung hãn của tàu cá Trung Quốc) đã được hỗ trợ bởi chính phủ
Trung Quốc."
Ông đang chờ đợi phán
quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) dự kiến ngày 7/7 tới về việc
Philippines kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS 1982) ở Biển Đông.
Bộ trưởng Bộ Thủy sản và
hàng hải Indonesia cho biết, tháng tới Indonesia sẽ đánh chìm 30 tàu cá nước
ngoài xâm nhập trái phép. Đã có 176 tàu cá nước ngoài bị bắt từ tháng 10/2014
đến tháng 4/2016, nhiều tàu trong số này xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế 200
hải lý của quần đảo Natuna.
Cá nhân người viết cho
rằng, có thể thấy đây là một bước tiến mới của Indonesia trong việc bảo vệ
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình trên Biển Đông trước hành vi
bành trướng ngày một leo thang từ phía Trung Quốc. Trước đây nhiệm vụ này
thường do các tàu tuần tra của Bộ Thủy sản và hàng hải (kiểm ngư) hoặc Cảnh
sát biển tiến hành.
Không để mắc lừa Trung Quốc biến không
tranh chấp thành có tranh chấp
Ngoại trưởng Indonesia
hôm Thứ Tư bác bỏ thẳng thừng lập trường của Trung Quốc rằng hai quốc gia có
yêu sách hàng hải chồng lấn ở Biển Đông, nơi xảy ra những cuộc đối đầu giữa
tàu hải quân Indonesia với tàu Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc
hôm Thứ Hai nói rằng, hai nước không có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào, nhưng
có một số vùng chồng lấn về "quyền và lợi ích hàng hải".
"Lập trường của chúng tôi là rất rõ
ràng, các tuyên bố chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Đối với Indonesia, chúng tôi không có chồng lấn dưới bất kỳ hình thức nào với
Trung Quốc trên biển", Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khẳng định.
Theo cá nhân người viết,
đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tách bạch "tranh chấp lãnh
thổ / chủ quyền" với "tranh chấp hàng hải" hay nói cách khác
là tranh chấp ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982, nhưng chỉ với Indonesia,
trong khi vấn đề cùng bản chất và cốt lõi hơn trong vụ kiện của Philippines
thì Bắc Kinh vẫn đánh tráo khái niệm và né tránh.
Rõ ràng có thể thấy chính
phủ Trung Quốc đang mềm nắn, rắn buông, bắt nạt các nước nhỏ họ cho là có thể
qua mặt. Thái độ thẳng thắn không khoan nhượng của Indonesia cũng góp phần
đáng kể vào việc hủy bỏ đường lưỡi bò, vạch trần thủ đoạn giật bát cơm trên tay
láng giềng rồi đòi chia phần "tranh chấp" như Trung Quốc đang làm.
Đây cũng là một câu trả
lời cho học giả Tiết Lực từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc hỏi một học giả
Việt Nam trong một cuộc hội thảo về Con đường Tơ lụa tại Hà Nội rằng, nếu
Trung Quốc "nhân nhượng" rút lại đường lưỡi bò thì Việt Nam sẽ
"nhân nhượng" thế nào? Một cái bẫy ngôn từ tinh vi đến mấy cũng
không thể che lấp được sự thật và tham vọng bành trướng.
Người viết cho rằng
Indonesia đang thể hiện rất rõ ràng và kiên quyết lập trường của mình, không
thừa nhận cái gọi là đường lưỡi bò, không để Trung Quốc biến vùng đặc quyền
kinh tế - thềm lục địa hợp pháp của mình, không có tranh chấp thành có tranh
chấp.
Việt Nam cũng đã từng làm
điều tương tự, kiên quyết bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và thềm
lục địa mở rộng của mình trước các hành động xâm lấn từ phía Trung Quốc,
không để Trung Quốc biến khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa, thềm lục địa mở rộng của mình thành khu vực tranh chấp.
Điển hình là tháng 4/1994
Trung Quốc cho tàu ra bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa mở rộng phía Nam
Việt Nam định thăm dò và khai thác dầu khí đã vấp phải sự phản đối quyết liệt
của Việt Nam. Tàu thuyền 2 bên đối mặt nhau hơn 1 tuần ở khu vực này, sau đó
Trung Quốc phải rút.
Tháng 6/2012, Trung Quốc
mời thầu 9 lô dầu khí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Ngãi chỉ 76 hải lý. Gần đây nhất, tháng
5/2014, Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam vấp phải phản đối quyết liệt và cuối cùng phải rút.
Tuy nhiên người viết đồng tình với nhà phân
tích Melda Kamil được Benar News trích dẫn, rằng Indonesia cần lập trường
cứng rắn hơn chống lại đường lưỡi bò Trung Quốc. Bà cũng kêu gọi một mặt trận
thống nhất của ASEAN vì: "Chúng ta không thể tự mình xử lý Trung
Quốc, mà cần đoàn kết cùng nhau".
Song với những gì diễn ra
trong Hội nghị Đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tuần trước có thể
thấy, đòi hỏi thống nhất và tiếng nói cao độ phản đối đường lưỡi bò Trung
Quốc, ủng hộ phán quyết của PCA trong cả 10 thành viên ASEAN khó khả thi.
Nên chăng những bên liên
quan trực tiếp như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và
những nước có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ UNCLOS 1982 như Singapore nên làm việc
cùng nhau để chuẩn bị một phương án tốt nhất kêu gọi PCA ra phán quyết hủy
đường lưỡi bò và bảo vệ phán quyết ấy.
Đó có lẽ là phương án khả
thi hơn cả. Không nhất thiết phải lấy danh nghĩa ASEAN khi một số thành viên
phản đối điều này. Chí ít nó cũng thể hiện lập trường mạnh mẽ của 6 nước
trong việc bảo vệ UNCLOS 1982, hòa bình và ổn định ở Biển Đông trước hành vi
leo thang chưa nhìn thấy điểm dừng của Trung Quốc.
Thiết nghĩ làm được điều
này, không chỉ không ảnh hưởng gì đến lập trường của Indonesia rằng, chẳng có
cái gọi là "vùng chồng lấn" nào giữa Indonesia và Trung Quốc trên
Biển Đông, mà còn góp phần rất thiết thực và hiệu quả củng cố việc bảo vệ
quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
200 hải lý của quốc gia này trên Biển Đông.
Bên nhau chúng ta thành
sức mạnh, thiết nghĩ nên là phương châm đấu tranh chống bành trướng hiệu quả
nhất lúc này.
(Theo
Giáo dục VN) Hồng
Thủy
|
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét