Bất thường ở Nhà máy giấy tỷ đô Trung Quốc đầu tư
Cập nhật lúc 09:31
Dự án đầu tư sản xuất giấy và bột giấy có giá trị cả tỷ
USD có thể bức tử dòng sông Hậu khi hệ thống nước thải tại nhà máy đang có
những biểu hiện bất thường.
Nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì công suất
420.000 tấn giấy/năm của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.
Dự
án đầu tư sản xuất giấy và bột giấy do Công ty TNHH giấy Lee & Man (thuộc
Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong - Trung Quốc) đầu tư tại xã Phú Hữu A
(huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đang khiến dư luận lo ngại sẽ gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, chất thải độc gây bức tử dòng sông Hậu. Không những
thế, việc xây dựng hệ thống nước thải tại nhà máy đang có những biểu hiện bất
thường.
“Biển thủ” nước thải
Trước sức ép của công luận, ngày
17/6/2016, UBND tỉnh Hậu Giang có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự
án Nhà máy giấy của Cty Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam. Theo đó, dự
án này đã được Bộ TNMT tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) vào ngày 27/7/2008 và được Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt vào
tháng 9/2008.
UBND
tỉnh Hậu Giang cho biết, theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, dự án có hạng
mục xử lý nước thải công suất 155.000 m3/ngày đêm, được
đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 xây dựng nhà máy xử lý nước thải 50.000
m3/ngày đêm để xử lý nước thải cho nhà máy giấy và
các công trình phụ trợ khác (trạm nhiệt điện, cảng, kho chứa than…). Giai
đoạn 2 xây dựng nhà máy xử lý nước thải 105.000 m3/ngày
đêm để xử lý nước thải cho nhà máy bột giấy và các công trình phụ trợ khác,
dự kiến triển khai vào năm 2017.
Việc xây dựng hệ thống nước thải hiện
đã hoàn thành phần thô các bể xử lý, đang tiến hành lắp đặt thiết bị và đường
ống và dự kiến cuối tháng 7 sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành thử
nghiệm.
Tuy
nhiên, việc xây dựng nhà máy nước thải đã không đúng như những gì được cơ
quan quản lý nhà nước quy định và cho phép. Công ty của Trung Quốc này được
Bộ TN&MT cấp phép xả thải vào nguồn nước tháng 12/2015 với lượng xả thải
lớn nhất 50.000 m3/ngày đêm. Song, theo Công ty
TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam cho biết, đơn vị này đang xây dựng nhà máy
xử lý nước thải chỉ với công suất 20.000m3/ngày đêm. Công
ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam giải thích rằng do quy trình, công nghệ
sản xuất hiện đại, nước thải phát sinh ít hơn.
Báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang gửi Thủ
tướng Chính phủ cũng nêu rõ, theo quy định, việc xây dựng nhà máy sản xuất
giấy cứng bao bì, sản lượng 420.000 tấn/năm và nhà máy bột giấy tẩy trắng 330.000
tấn/năm của Cty Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam thuộc đối tượng phải
báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường.
Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt
Nam đã không báo cáo cơ quan chức năng khi thay đổi công suất nhà máy xử lý
nước thải. Chính quyền địa phương khi phát hiện điều này cũng không có biện
pháp xử lý kịp thời, ngoài việc “yêu cầu công ty phải thực hiện đúng quy định
trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức”.
Nỗi lo bức tử sông Hậu
Dự án sản xuất giấy và bột giấy Công ty
TNHH giấy Lee & Man đầu tư gồm có hai nhà máy: Nhà máy sản xuất
giấy cứng bao bì công suất 420.000 tấn giấy/năm và nhà máy bột giấy tẩy trắng
330.000 tấn/năm. Trong đó, nhà máy giấy cứng bao bì có vốn đầu tư 1,2 tỷ USD,
được khởi công xây dựng tháng 8/2007, sau đó bị đình trệ và đến năm 2014 mới
khởi động lại. Đến nay, công trình hoàn thành 95% và dự kiến chạy thử nghiệm
vào giữa tháng 7/2016 và chính thức hoạt động vào tháng 8 (Riêng nhà máy bột
giấy tẩy trắng dự kiến triển khai vào năm 2017 và sản xuất thử nghiệm vào
tháng 10/2018).
Theo báo cáo ĐTM, nhà máy sản xuất giấy
cứng bao bì cao cấp không sử dụng sút NaOH; còn nhà máy sản xuất bột giấy tẩy
trắng có sử dụng NaOH 215 tấn/ngày và được thu hồi trong quá trình sản xuất
bột giấy. Ngoài ra, trong quy trình xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập
trung cho hai nhà máy có sử dụng NaOH với khoảng 22 tấn/ngày.
Ông Chung Wai Fu - Tổng Giám đốc Công
ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam nói rằng, trong quá trình sản xuất giấy
của nhà máy hoàn toàn không sử dụng sút (NaOH) gây ô nhiễm môi trường mà chỉ
dùng chút ít trong quá trình xử lý nước thải để trung hòa độ PH khi cần
thiết. Ông Chung Wai Fu cũng thừa nhận từ khi khởi động lại dự án (năm 2014)
đến nay chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho toàn bộ dự án.
Biểu hiện bất thường
Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 23/6, ông
Hoàng Quốc Cường - Phó GĐ Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang đã lặng lẽ rời khỏi
cuộc họp trước khi nhận được những câu hỏi từ các phóng viên. Sau đó, phóng
viên gọi vào số di động của ông nhưng không liên lạc được.
Chiều
ngày 24/6, phóng viên Tiền Phong tiếp tục liên lạc với ông
Cường qua điện thoại nhưng đều không được. Một nguồn tin riêng của PV Tiền
Phong cho biết, ông Cường cho rằng mình không có thẩm quyền trả lời
và “đá bóng” lên Giám đốc Sở này. Cuối ngày 24/6, phóng viên Tiền
Phong liên lạc được với ông Hồ Trọng Phú- Giám đốc Sở TN&MT Hậu
Giang và được ông Phú trả lời: “Tôi đang ăn giỗ, thông cảm!” rồi cúp máy.
Liên hệ với ông Trương Cảnh Tuyên - Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, (người thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang ký
văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình của Công ty TNHH Giấy Lee
& Man Việt Nam) để hỏi thêm thông tin song ông Tuyên từ chối trả lời. Ông
nói: “Tôi phụ trách lĩnh vực nông nghiệp, việc này tôi không biết. Chủ tịch
bảo ký thì tôi ký” (!)
Bộ TNMT: Chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trước thông tin nhà máy giấy của Công ty TNHH giấy Lee
& Man chuẩn bị đi vào sản xuất, GS.TS Lê Thạc Cán, Viện Môi trường và
Phát triển bền vững cho biết, chất thải của các nhà máy giấy nhìn chung rất
độc hại. Mức độ độc hại cụ thể phụ thuộc vào công nghệ mà nhà máy đó sử dụng.
“Tôi chưa được biết công nghệ và xem thiết kế hệ thống xử lý chất thải của
nhà máy này nên chưa đánh giá cụ thể mức độ độc hại của chất thải nhà máy”.
GS Cán nói. Theo ông, cơ quan chức năng như Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu
Giang nên công bố cụ thể công nghệ cũng như thiết kế hệ thống xử lý chất thải
của nhà máy này để đánh giá.
TS Trần Thế Loãn, nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục
Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường cho biết, chất thải nhà máy giấy chắc
chắn độc hại, vì sử dụng nhiều NaOH, các hóa chất tẩy trắng.
Liên quan đến Báo cáo đánh giá tác động môi trường của
dự án, trong khi phía Công ty Lee &Man cho biết năm 2014, đơn vị
này đã làm lại các thủ tục để xin phê duyệt, trong đó có cả ĐTM. Tuy
nhiên, ông Mai Thanh Dung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho
biết, đơn vị này chưa nhận được bất kỳ báo cáo đánh giá tác động môi trường
nào do phía Công ty TNHH giấy Lee&Man trình lên. Trong khi đó, đại diện
Cục Bảo vệ Môi trường miền Nam cho biết, chưa thể đưa ra thông tin gì liên
quan đến dự án này.
Nguyễn
Hoài
(Theo Tiền
phong) Đại Dương- Hòa hội
|
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét