Lùm xùm nhà 8B Lê Trực: Kỳ vọng Chủ tịch Chung
Cập nhật lúc 15:00
(Tin tức thời sự)
- Việc phong tỏa tài khoản của chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực nếu chây ì phá dỡ
sai phạm là việc cần phải làm ngay.
Cần làm ngay
Sáng 24/6, tại hội nghị giao ban trực tuyến của thường trực Thành ủy,
HĐND, UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý II/2016, ông
Hoàng Trọng Quyết, Bí thư quận Ba Đình kiến nghị TP tiến hành phong tỏa tài
khoản của chủ đầu tư để xử lý sai phạm tại dự án 8B Lê Trực.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà
Nội khẳng định, thành phố khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhưng không
chấp nhận vi phạm pháp luật và sẽ phạt việc chậm nộp chi phí cưỡng chế.
Trước vấn đề trên, trao đổi với Đất Việt, bà Bùi Thị An, Nguyên ĐBQH
Hà Nội cho rằng chủ trương cứng rắn của Hà Nội với những sai phạm tại tòa nhà
8B Lê Trực là hoàn toàn đúng đắn và hợp lòng dân.
“Tuyên bố của Chủ tịch thành phố tôi rất ủng hộ và hoan nghênh. Nhưng
tôi cho rằng cần phải làm đến cùng việc này và cần có tiến độ ngay. Ngoài
phong tỏa tài khoản thì cần áp dụng thêm những biện pháp khác để bắt chủ đầu
tư thực hiện đúng cam kết. Dù việc này chắc chắn có khó khăn nhưng tôi
cho rằng nếu thành phố quyết tâm, cùng cố gắng thì hoàn toàn có thể làm
được”, bà An khẳng định.
Theo bà An, việc làm này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với thành phố
khi những bức xúc của người dân lâu nay chưa được giải quyết triệt để.
“Thứ nhất việc mạnh tay là để lập lại trật tự kỷ cương phép nước, đã
quy hoạch thì không được sai. Thứ hai là lấy lại lòng tin của dân. Thứ ba là
răn đe cả những người nào sẽ vi phạm. Đây là việc cần làm ngay”, bà An nhấn
mạnh.
Cộng đồng doanh nghiệp cần lên tiếng
Cùng đưa ra quan điểm, bà Trần Thị Quốc Khánh, ĐBQH Hà Nội việc Chủ
tịch Hà Nội và lãnh đạo quận Ba Đình kiên quyết xử lý những chậm trễ trong
giải tỏa, tháo dỡ tại khu nhà 8B Lê Trực đã phản ánh đúng nguyện vọng của
người dân.
Theo nữ ĐBQH Hà Nội, với những sai phạm đã được chỉ rõ, chủ đầu tư cần
phải nhận thức được vấn đề để có biện pháp cho phù hợp, tránh gây ra những
bức xúc trong dư luận xã hội.
“Tôi nghĩ thành phố cần phải nên tham khảo trước khi đưa ra quyết định
cuối cùng. Thành phố phải họp các cơ quan chuyên môn, các cơ quan về xử lý
hành chính. Thậm chí phải mời cả chuyên gia để khai thác tối đa, có thể tìm
cách giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm. Thời gian
qua, cộng đồng doanh nghiệp cũng lên tiếng rất nhiều với chính phủ với thành
phố về việc phải ưu tiên, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp. Vì thế bây
giờ trong việc phát hiện các sai phạm của doanh nghiệp thì cộng đồng doanh
nghiệp cũng cần lên tiếng để giúp cho thành phố”, bà Khánh nhấn mạnh.
Hà Nội cần học TP.HCM
Nhìn nhận về trường hợp nhà 8B Lê Trực, ông Lê Văn Thịnh -
nguyên trưởng phòng quản lý chất lượng công trình xây dựng 1 Cục Giám định
nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng chủ đầu tư
dự án đang có dấu hiệu thách thức chính quyền và triển khai nhiều biện pháp
nhằm cản trở việc tháo dỡ sai phạm.
“Theo tôi việc tháo dỡ này kéo dài quá lâu rồi. Lúc
này không thể nhân nhượng được với chủ đầu tư. Thứ 2 là chủ đầu tư dùng
người mua nhà làm sức ép, làm bia đỡ đạn cho ý định quyết liệt của TP
và nhà nước. Đó không phải là hành động của một chủ đầu tư đứng đắn vì
họ đã cố tình vi phạm pháp luật. TP cần xử lý kiên quyết chứ không thể đưa sự
việc về dạng việc đã rồi. Đây là ví dụ điển hình về việc vi phạm pháp luật về
đầu tư xây dựng”, ông Thịnh nêu quan điểm.
Với những sai phạm đã xảy ra với tòa nhà 8B Lê Trực, vị chuyên gia cho
rằng cần phải làm khẩn trương, tránh để kéo dài thêm sẽ gây ra tâm lý hoang
mang cho người dân.
“Hà Nội cũng cần học TP.HCM cứng rắn trong quản lý xây dựng. Vừa qua,
TP.HCM đã kiên quyết xử lý 20 hộ gia đình vào mà giấy phép chưa có. TP đã yêu
cầu ngừng sử dụng, cắt điện, cắt nước và cuối cùng người dân đã chấp thuận.
Tôi cũng ủng hộ Hà Nội làm mạnh tay như vậy”, ông Thịnh khẳng định.
Trong thời điểm này, ông Thịnh cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần
giám sát xem nhà thầu có thực hiện phá dỡ đúng như phương án được phê duyệt
không. Nếu còn chần chừ sẽ xử lý ngay lập tức các sai phạm.
“Sau sự việc này, cũng cần có biện pháp cứng rắn hơn với các cấp chính
quyền ở địa phương trong việc quản lý xây dựng đô thị. Địa phương là nơi gần
nhất phải biết việc xây dựng có đúng phép không, chứ không thể đổ lỗi lên
trên được”, ông Thịnh khẳng định.
(Theo
Đất Việt) Hà Đông
|
Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét