Anh rời EU: Không loại trừ một cuộc bỏ phiếu lần hai
Cập nhật lúc 07:00
Nhà bình luận chính trị ngoại
giao Vũ Đoàn Kết chia sẻ với Góc nhìn thẳng về nhiều áp lực cho giới chức Anh có thể
trưng cầu dân ý Brexit lần hai.
Thông qua cuộc
trưng cầu dân ý diễn ra ngày 23/6, đa số cử tri nước Anh quyết định đưa nước
này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Đây là một sự kiện làm thay đổi tiến
trình lịch sử của vương quốc này và khiến cả châu Âu lẫn thế giới chấn động.
Để hiểu sâu về
vấn đề này, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNetmời quý vị và các bạn cũng lắng nghe ý
kiến bình luận về sự kiện nay của ông Vũ Đoàn Kết, Chủ nhiệm Chương trình
giảng dạy nghiên cứu EU, Khoa Chính trị quốc tế và ngoại giao, Học viện Ngoại
giao.
Mời bạn đọc theo dõi cuộc trao đổi dưới đây:
Nhà báo Phạm Huyền:Theo quan sát của ông, ông lý giải thế nào về việc dù đã có
những cảnh báo hệ lụy nghiêm trọng của Brexit nhưng cử tri nước Anh vẫn quyết
định đưa nước này rời khỏi EU?
Ông Vũ Đoàn Kết: Để giải thích điều này, có lẽ chúng ta
sẽ phải quay trở lại một chút về lịch sử nước Anh. Có thể thấy là, Anh là một
đế chế và người Anh chưa bao giờ cảm nhận thấy mình phải chia sẻ chủ quyền,
thẩm quyền trên lãnh thổ của mình với bất cứ ai cả.
Từ năm 1973 đến
nay, từ khi Anh gia nhập EU thì một phần chủ quyền, thẩm quyền của nước Anh
phải trao cho một số thiết chế của liên minh châu Âu. Như vậy, người Anh cảm
thấy chủ quyền của mình bị trao vào tay người khác và họ muốn lấy lại chủ
quyền này.
Dự án xây dựng
Liên minh châu Âu đối với người châu Âu lục địa, người ta thường xem xét dưới
góc độ lý tưởng và đạo đức, giúp chấm dứt nguy cơ xung đột giữa các dân tộc
anh em ở châu Âu.
Còn với người
Anh, người ta không nhìn nhận ở góc độ này. Khi người Anh nhìn vào dự án châu
Ấu dưới góc độ là một khế ước, một hợp đồng. Khi lợi ích ở khế ước, hợp đồng
này không thoả đáng, hoặc không như người ta kỳ vọng thì người ta sẵn sàng
chấm dứt hợp đồng đó.
Điểm thứ ba,
tôi muốn nhấn mạnh thêm mà chúng ta chưa thấy có phân tích sâu. Đó là tính
thời sự của vấn đề về nhập cư, về khủng bố, về khủng hoảng kinh tế, về việc
nước Anh phải tham gia trợ giúp cho khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp, có thể còn
ở Tây Ban Nha, ở Ý, Bồ Đào Nha... Câu chuyện này đúng là đã ảnh hưởng lớn đến
quyết định của người Anh.
Nhưng có lẽ, sự
ảnh hưởng lớn hơn là sự sai lạc trong truyền thông. Hình ảnh về Liên minh
châu Âu trong còn mắt của cử tri Anh đã bị bóp méo. Trước khi bỏ phiếu, người
ta đã không tìm hiểu kỹ thế nào là Liên minh châu Âu, và người ta đã đặt cược
niềm tin của mình vào những tuyên truyền của lực lượng dân tuý, của một số tờ
báo muốn nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu. Đây là hệ quả đáng tiếc của
truyền thông không khách quan.
Nhà báo Phạm Huyền: Vậy theo ông, nếu như sau
Brexit, nước Anh chính thức rời EU trong vòng 2 năm nữa thì ông nhìn thấy
tương lai gì cho Anh và EU? Điều gì sẽ xảy ra cho hai bên?
Ông Vũ Đoàn Kết: Có những hệ quả rất nghiêm trọng đối
với nước Anh. Trước hết, trong nội bộ nước Anh, như câu chuyện Scotland, Thủ
tướng Scotland cũng đã tuyên bố, Scotland sẽ nhanh chóng thúc đẩy tham vấn ý
kiến đàm phán với các bên thuộc Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên
minh châu Âu khác ngoài Anh về đường hướng, Anh rời khỏi EU, Scotland vẫn ở
lại EU.
Thứ hai là câu
chuyện ở Bắc Ai len. Kết quả bỏ phiếu ở Bắc Ai len rất thú vị là người Bắc Ai
len ở lại Liên minh châu Âu chứ không không phải ra khỏi.
Ở London, một
nhà báo Anh đã đưa ra một thỉnh nguyện thư yêu cầu ông Thị trường mới của
London trưng cầu dân ý về việc London ở lại EU.
Đó là những hệ
quả nhãn tiền cho nước Anh, ngoài những tác động về mặt kinh tế mà vừa qua,
chúng ta đều đã thấy rất rõ.
Ngoài ra, còn
có những hệ quả lớn cho Anh. Anh sẽ tự tách mình ra khỏi thị trường lớn của
châu Âu hơn 500 triệu người tiêu dùng. Nước Anh cũng mất vị thế trong tư cách
là thành viên của EU trong đàm phán quốc tế. Nếu nước Anh đứng độc lập trong
thế kỷ 18, 19, nửa đầu thế kỷ 20 thì nước Anh là một đế chế, một cường quốc
nhưng so với bối cảnh quốc tế hiện nay, nước Anh không còn vị thế đó nước.
Về phía EU, EU
cũng mất rất nhiều. EU mất đi 10% dân số của khối, mất đi nền kinh tế lớn thứ
hai trong khối sau Đức, mất đi một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc.
Không những
thế, cái mất lớn nhất của EU là mất đi một hình ảnh về một khối hội nhập sâu
rộng thành công nhất thế giới, hình ảnh một Liên minh đoàn kết. Khẩu hiệu của
châu Âu là thống nhất trong đa dạng. Rõ ràng, đa dạng thì vẫn còn nhưng thống
nhất thì đã rạn nứt.
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, với những động thái
đang diễn ra gần đây, liệu có thể xảy ra một tình huống nước Anh sẽ tổ chức
trưng cầu dân ý lần hai hay không?
Ông Vũ Đoàn Kết: Việc nước Anh tổ chức trưng cầu dân ý
lần thứ hai hay không là không loại trừ. Vì sao vậy?
Trung cầu dân ý
ngày 23/6 vừa qua là hợp thức, hợp pháp nhưng không có tính ràng buộc về pháp
lý, có nghĩa, chính quyền, chính phủ, Nghị viện có quyền không công nhận kết
quả này.
Thêm vào đó,
hiện đã có hơn 2 triệu người ký tình nguyện thư lên Nghị viện Anh yêu cầu
trưng cầu dân ý lần hai.
Thứ ba là, các
cử tri Anh giờ đang có rất nhiều tâm tư. Có rất nhiều người đã bỏ phiếu ủng
hộ Anh rút khỏi EU thì giờ lại cảm thấy thất vọng, cảm thấy mình bị lừa và họ
thậm chí còn phát biểu rằng, lá phiếu của họ đã bị đánh cắp. Giờ, người ta
sẵn sàng bỏ phiếu lại.
Giới trẻ của
nước Anh dưới 18 tuổi đang rất phẫn nộ. Vì họ cho rằng, tương lai của họ đã
bị đánh cắp. Tương lại họ nhìn vào châu Âu, đi học hành, đi lao động, du lịch
ở châu Âu không cần visa. Giờ, người lớn, những bậc cha, chú bỏ phiếu ra khỏi
Liên minh châu Âu mà không có ý kiến của họ là bất bình đẳng. Biết đâu, làn
sóng của giới trẻ này sẽ dẫn tới áp lực nào đó dẫn tới giới chức của Anh, các
Đảng phái của Anh phải suy nghĩ lại chuyện này.
Rõ ràng, có một
xu thế rất mạnh đòi hỏi có trưng cầu dân ý lần thứ hai.
Nhà báo Phạm Huyền: Theo ông, câu chuyện này sẽ mang lại bài học
gì cho Việt Nam?
Ông Vũ Đoàn Kết: Việc hợp tác hội nhập khu vực là
dựa trên việc đan xen lợi ích giữa các quốc gia, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các quốc gia. Trong hội nhập sâu rộng, việc một bên dành đặc quyền đặc lợi
(như Anh trong EU) là không thể kéo dài. Trong giai đoạn đầu, với một nước đi
chậm đi sau, có thể có đặc quyền đặc lợi nhưng khi đã hội nhập sâu rộng thì
việc này không nên duy trì. Tôi nghĩ, đó là bài học cho Việt Nam cũng như cho
các tổ chức hợp tác quốc tế nói chung.
Nhà báo Phạm Huyền: Xin cảm ơn ông!
VietNamNet
|
Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét