Phải mất 7 năm nữa Anh mới 'ly dị' EU được!
Cập nhật lúc 07:32
Kết
quả cuộc trưng cầu dân ý ở Anh đã quyết định tương lai của đất nước này: theo
ý nguyện của hơn một nửa số cử tri thì Liên hiệp vương quốc Anh sẽ rời bỏ
Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, kết quả này chỉ là khởi đầu của hành trình lâu
dài và khó khăn cho việc Anh rời bỏ hẳn EU.
Lối ra đã mở,
nhưng chưa có thể ra ngay
Cơ sở hợp pháp
duy nhất để Anh (hay bất cứ quốc gia nào khác thuộc EU) ra khỏi Liên minh
châu Âu là Điều 50 của Hiệp ước Rome ( hiệp ước thành lập Cộng đồng Kinh tế
châu Âu, được sửa đổi lần cuối bởi Hiệp ước Lisbon, có hiệu lực từ năm 2009).
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một quốc gia EU nào sử dụng điều khoản này để
rút chân ra khỏi liên minh, do đó, các bước thủ tục rời bỏ EU hiện nay vẫn
chưa được xác định rõ ràng, chi tiết. Và như vậy, những hành động tiếp theo
của tất cả các bên (EU và Anh) ở mọi giai đoạn sẽ là cơ sở tiền lệ để giải
quyết những trường hợp tương tự, khi có một quốc gia nào đó muốn rời bỏ EU.
Theo Điều 50,
bất kỳ quốc gia thành viên nào của EU cũng đều có thể quyết định rút khỏi
Liên minh một cách phù hợp với các quy tắc hiến pháp của tổ chức này. Về
nguyên tắc, sau khi quyết định “rút chân”, đại diện Nhà nước của quốc gia đó
phải thông báo ý định của mình cho người đứng đầu của Hội đồng châu Âu, và
phải được tất cả các thành viên của hội đồng này nhất trí (trừ người đại diện
của nước có ý định rời khỏi EU) phối hợp hướng dẫn cho Ủy ban châu Âu (EC) về
phương pháp đàm phán với quốc gia đó, thừa ủy quyền của Hội đồng châu Âu.
Ở cấp độ EU,
quá trình này có thể được bắt đầu chỉ khi chính phủ của quốc gia “ra đi”
trình lên Hội đồng châu Âu văn bản đề nghị được ra khỏi Liên minh "phù
hợp với các quy định của hiến pháp EU". Trong trường hợp của Anh, quy
tắc hiến pháp này có thể được Quốc hội đồng ý để bắt đầu quá trình rời bỏ EU,
nhưng văn bản của Chính phủ Anh hồi tháng 2/2016 lại không đề cập đến
vấn đề này.
Các cuộc đàm
phán (về việc rời bỏ hay ở lại) sẽ được tiến hành trong vòng hai năm kể từ
ngày nhận được thông báo của quốc gia có nguyện vọng ra khỏi EU. Nếu trong
thời gian này mà không đạt được các thỏa thuận, quá trình đàm phán có thể được
gia hạn thêm hai năm theo quyết định của Hội đồng Châu Âu. Trong hai năm kể
từ ngày ra thông báo rời bỏ, quốc gia ấy vẫn là thành viên chính thức của EU
và phải tuân thủ mọi quy định của tổ chức này.
Như vậy, trong
hai năm đó, mặc dù về mặt hình thức vẫn là thành viên chính thức trong Liên
minh châu Âu, đại diện của Vương quốc Anh sẽ không được tham gia vào các cuộc
thảo luận nội bộ của Hội đồng châu Âu liên quan đến vấn đề Anh muốn rời khỏi
EU.
Các thỏa thuận
cuối cùng phải được xác nhận bởi cả hai bên. Về phía EU, phải có được số
phiếu của đa số các nước thành viên. Theo điều 238 của Hiệp ước Lisbon, “đa
số” đó là 72% số quốc gia đại diện cho 65% dân số (hoặc 20 trong tổng
số 27 nước thành viên EU). Ngoài ra còn cần phải có sự đồng ý của Nghị viện
châu Âu, mà phải được đa số nghị viên tán thành.
Nếu trong hai
năm mà không đạt được thỏa thuận, và bất kỳ nước thành viên nào của EU (trong
số 27 quốc gia còn lại, trừ Anh) phủ quyết việc gia hạn thời gian đàm phán,
Anh sẽ mặc nhiên phải rời khỏi Liên minh châu Âu và sẽ mất đi các ưu đãi
thương mại trên thị trường châu Âu và trên thị trường của các nước đối tác
EU. Hơn nữa, trong trường hợp này người Anh mất cơ hội để di chuyển tự do
trên khắp Châu Âu.
Hãy chờ cho
“bụi chính trị” lắng xuống
Theo Chủ tịch
Hội đồng châu Âu Donald Tusk, toàn bộ quá trình từ bỏ phiếu trưng cầu dân ý
đến lúc Vương quốc Anh có thể rời bỏ EU sẽ mất ít nhất bảy năm - hai năm cho
các cuộc đàm phán để London đưa ra quyết định cuối cùng, sau đó sẽ bắt đầu
một thủ tục đa giai đoạn để đạt thỏa thuận, mà chắc chắn sẽ kéo dài trong 5
năm.
Trưởng ban Kinh
tế của Công ty tư vấn luật quốc tế toàn cầu (Global Counsel) Gregor Irwin nói
rằng nước Anh không thể ngay lập tức khởi động thủ tục "ly hôn" với
EU vì lý do chính trị trong nước.
"Trong
thực tế, chính phủ Anh có thể có thể làm mềm các góc độ, nhưng chỉ một chút
thôi, vì hầu như khó lòng sử dụng Điều 50 ngay lập tức, dù ông Cameron tuyên
bố là có thể làm điều đó. Thay vào đó sẽ là một quãng lặng để cho "bụi
chính trị" lắng xuống và một chính phủ mới được hình thành" – ông
Gregor Irwin nói.
Việc Thủ tướng
David Cameron từ chức có thể tăng tốc cũng như làm chậm quá trình kích hoạt
thực hiện điều 50 của Hiệp ước Roma. Nếu thực sự mong muốn rời bỏ EU, Chính
phủ Anh cần kiên nhẫn chờ đợi 2 năm đàm phán, và có thể phải chờ đợi thêm 2
năm gia hạn đàm phán nữa, nếu tất cả 27 nước thành viên còn lại của EU
yêu cầu điều đó. Hai quốc gia lớn nhất ở châu Âu, Pháp và Đức, sẽ tổ chức các
cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào năm 2017, điều này làm tăng đáng kể
nguy cơ rằng các cuộc đàm phán của EU với Vương quốc Anh không giữ được trong
thời hạn 2 năm và sẽ khó đạt được sự nhất trí về việc gia hạn thời gian đàm
phán.
|
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét