Việt Nam đã... “nuôi báo cô” Coca - Cola!
Cập nhật lúc 15:11
Báo lỗ hàng ngàn tỉ nhưng Coca – Cola lại không ngừng mở rộng sản xuất Việt Nam. Đóng góp của Coca – Cola vào sự phát triển của nền kinh tế gần như là số 0 tròn trĩnh!
Theo những
thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng,Coca
– Cola chính thức kinh
doanh ở Việt Nam năm 1994 khi cho ra đời Coca – Cola Đông Dương. Và chỉ một
thời gian ngắn sau đó, tháng 8/1995, Coca Cola và công ty nông nghiệp và thực
phẩm Vinafimex thành lập liên doanh đặt trụ sở tại miền Bắc. Tuy nhiên, sau
nhiều năm thua lỗ, Vinafimex đã bán lại 30% cổ phần cho Coca Cola với giá
khoảng 2 triệu USD.
Đến tháng
1/1998, Coca Cola tiếp tục lập thêm một liên doanh với công ty nước giải khát
Đà Nẵng đặt tên Coca Cola Non Nước đặt tại miền Trung. Và cùng với, Coca Cola
cũng lập một liên doanh khác ở miền Nam với tên gọi Coca Cola Chương Dương.
Nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn sau đó, tháng 10/1998, khi Chính phủ cho
phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thì
những liên doanh ngày lần lượt thuộc sở hữu 100% của Coca – Cola Đông Dương.
Việc chuyển nhượng vốn góp trong những liên doanh này cho Coca – Cola cũng
diễn ra với kịch bản tương tự là hoạt động kinh doanh thua lỗ triền miền.
Và sau quá
trình chuyển hình thức sở hữu, đến tháng 6/2011, 3 công ty này đã hợp nhất
thành một và được quản lý bởi Coca – Cola Việt Nam. Việc hợp nhất này đã đưa
công suất sản xuất của Coca – Cola ở Việt Nam lên mức 400 triệu lít, trở
thành một trong những nhà cung cấp, sản xuất, chiếm thị phần hàng đầu trên
thị trường nước uống có ga của Việt Nam.
Mặc dù quy mô
sản xuất của Coca – Cola ở Việt Nam không ngừng mở rộng như vậy nhưng kết quả
kinh doanh (theo Coca – Cola) là vô cùng bết bát. Một con số thống kê gần
nhất được Coca – Cola đưa ra là đến hết năm 2012, lỗ lũy kế của Công ty đã
lên tới 3.768 tỉ đồng, vượt số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng.
Kinh doanh bết
bát là vậy nhưng không lâu sau đó, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của
Coca – Cola lại tuyên bố rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam. Và đến năm
2014, Coca – Cola đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt
Nam.
Báo lỗ triền
miên nhưng lại không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, hoạt động của Coca – Cola tại
Việt Nam đã bị đặt rất nhiều dấu hỏi, đặc biệt trong đó là vấn đề chuyển
giá, trốn thuế. Và dù ông Irial Finan - Phó Chủ tịch Tập đoàn Coca Cola từng
lên tiếng cho rằng việc lỗ 10 năm hay 20 năm là chuyện bình thường thì nó
cũng không thể lý giải được nghịch lý thua lỗ nhưng vẫn mở rộng quy mô sản
xuất.
Điều này càng
có căn cứ hơn khi nhưng số liệu được ông Lê Duy Minh – Trưởng phòng kiểm tra
thuế số 1 Cục thuế TP Hồ Chí Minh công bố cho thấy, chi phí nguyên phụ liệu
của Coca – Cola chiếm tới 70% giá vốn, cá biện có năm lên tới 80 – 85% và
được nhập từ Công ty mẹ!
Đề cập như vậy
để khẳng định rằng, 20 năm qua, sự có mặt của Coca – Cola ở Việt Nam hầu như
không giúp gì cho sự phát triển của nền kinh tế. Thậm chí, theo một số chuyên
gia kinh tế, nếu thực hiện một phép toán chi ly về quá trình hoạt động của
Coca – Cola với những ưu đãi đầu tư mà doanh nghiệp này được hưởng thì có khi
nền kinh tế đã “nuôi báo cô” Coca – Cola suốt 20 năm qua!
Đã không đóng
góp được gì cho nền kinh tế nhưng những sản phẩm nước ngọt có ga, trong đó có
của Coca – Cola lại đang bị giới nghiên cứu, các nhà phân tích cả trong và
ngoài nước cảnh báo là có khả năng gây hại đến sức khỏe con người.
Sự tồn tại của
Coca – Cola trong suốt 20 năm qua vì thế đang bị đặt nhiều dấu hỏi và đặt ra
vấn đề cấp bách với không chỉ cơ quan thuế, Bộ Y tế mà cả các Bộ, ngành liên
quan vào cuộc làm rõ!
(Theo
Năng lượng Mới) Thanh Ngọc
Đừng nói con
số 0. Nó phải là con số âm (-), bởi môi trường ô nhiễm, dân ta phải bỏ tiền ra
khắc phục hoặc “thưởng thức ô nhiễm môi trường để có thêm bệnh tật!
Thương
Giang
|
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét