Vì sao Trung
Quốc “bán tháo” Triều Tiên?
Cập nhật lúc 15:47
Việc Trung Quốc “thông
đồng” với Mỹ trong nghị quyết trừng phạt Triều Tiên hôm 2/3 cho thấy lần đầu
tiên Bắc Kinh vượt qua lằn ranh đỏ trong quan hệ Trung-Triều. Câu hỏi đặt ra
là vì sao Trung Quốc lại chấp nhận bán người anh em láng giềng Triều Tiên?
Ngày
2/3, với sự đồng thuận của tất cả thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ (tất
nhiên có cả Trung Quốc), nghị quyết mới với những biện pháp trừng phạt khắc
nghiệt nhằm vào Triều Tiên được xem như một thông điệp mạnh mẽ của cộng đồng
quốc tế gửi cho Triều Tiên rằng, nước này cần phải sớm từ bỏ các chương trình
hạt nhân, vốn bị coi là đe doạ tới hoà bình, an ninh và ổn định tại khu vực.
Đây là
lần thứ 5 Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên kể
từ vụ thử hạt nhân đầu tiên của quốc gia này vào năm 2006. Nhưng lần này,
nghị quyết có những điểm khác biệt, bao gồm những biện pháp trừng phạt được
đánh giá là mạnh tay nhất trong vòng 20 năm qua, nhằm hạn chế tối đa nguồn
lực và tài chính phát triển hạt nhân của Triều Tiên.
Trước
giờ Mỹ và phương Tây cho rằng nếu Trung Quốc không “bênh” Triều Tiên thì có
lẽ những biện pháp trừng phạt của họ đã có hiệu quả. Một ngày sau khi Triều
Tiên thử bom H, ngày 7/1 Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng cách tiếp cận như hiện
tại với Triều Tiên. Đại ý của Washington muốn Bắc Kinh thôi bênh vực Bình
Nhưỡng để cộng đồng quốc tế dùng biện pháp mạnh. Trung Quốc thì phản ứng lại
là không muốn Mỹ cầm tay chỉ việc!
Ngày
5/2, tức một ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa mang vệ tinh, Tổng thống
Mỹ Barack Obama đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để gây sức
ép lên kế hoạch "khiêu khích và gây bất ổn" của Triều Tiên.
"Hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng về phản ứng quốc tế đoàn
kết và mạnh mẽ đối với các hành vi khiêu khích của Triều Tiên", người
phát ngôn Nhà Trắng cho biết.
Từ
trước đến giờ, Trung Quốc vẫn do dự trong việc ủng hộ các biện pháp chế tài
mạnh mẽ hay các biện pháp quân sự có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột
và gây bất ổn cho vùng biên giới của Trung Quốc.
Các
cuộc thử nghiệm vũ khí mới đây của Triều Tiên đã làm tăng thêm căng thẳng với
Trung Quốc, là nước cung cấp viện trợ và mậu dịch chính cho Triều Tiên. Được
coi là đồng minh duy nhất của Triều Tiên, Trung Quốc lại không được Bình
Nhưỡng thông báo về vụ thử bom H hôm 6/1. Vụ thử này giáng một đòn đau vào uy
tín của Bắc Kinh trên trường quốc tế. Theo Xie Yanmei, nhà phân tích của
International Crisis Group ở Bắc Á, có trụ sở tại Bắc Kinh, thì Trung Quốc,
người đối thoại chính của Bình Nhưỡng, “sẽ phải đối mặt với áp lực tăng lên,
vừa từ trong nước vừa quốc tế, đòi trừng phạt và kìm hãm lãnh đạo Kim Jong
Un, buộc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân”.
Việc
Trung Quốc đồng ý trừng phạt Triều Tiên cho thấy dường như Bắc Kinh đã bắt
đầu mệt mỏi trước thái độ của nước láng giềng "gây khó xử".
Trước
đây, Trung Quốc không muốn gây áp lực mạnh lên nước láng giềng nhỏ bé này vì
lo sợ nếu Triều Tiên bị sụp đổ thì sự hiện diện của Mỹ lại trở thành ngay sát
biên giới của mình. Tờ Le Figaro (Pháp) ra ngày 7-1 trong bài viết “Trung
Quốc đứng trước thách thức”, cho rằng Washington cần tháo gỡ bằng cách đề
nghị một thỏa thuận khu vực. Những hành động của Bình Nhưỡng sẽ cho thấy liệu
Bắc Kinh có sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng ngoại giao tương xứng với sức mạnh
kinh tế, vì hòa bình thế giới hay không. Tương tự, báo Les Echos nhận xét:
“Bắc Kinh lên án nhưng không có lợi lộc gì nếu đồng minh Triều Tiên sụp đổ”.
Một nước Triều Tiên thống nhất và hàng ngàn chú Mỹ trấn giữ gần biên giới –
Washington vốn là đồng minh quân sự chủ chốt của Seoul – là một điều mà không
bao giờ Bắc Kinh chấp nhận được.
Việc thay đổi thái độ của
Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên có thể được giải thích bằng 2 lý do. Thứ
nhất, nếu Triều Tiên tiếp tục gây hấn thì Mỹ sẽ càng được dịp tăng cường
quân sự vào Hàn Quốc. Điển hình là việc hai nước này đang thảo luận việc lắp
đặt hệ thống lá chắn đánh chặn tên lửa từ trên không trung THAAD ( Terminal
High Altitude Area Defense) tại Hàn Quốc. Đây thực sự là mối đe dọa với Trung
Quốc.
Thứ hai, không trừng phạt Bình Nhưỡng, uy tín của
Bắc Kinh trên trường quốc tế sẽ ngày càng giảm sút. Trung Quốc đang ngày càng
muốn thể hiện mình là “lãnh đạo” thế giới nên không thể để Triều Tiên mãi
“níu chân”.
Tuy
nhiên, việc Trung Quốc trừng phạt Triều Tiên đồng nghĩa với việc Bắc Kinh
chấp nhận rủi ro từ chính quyền Bình Nhưỡng. Cũng có thể Trung Quốc cho rằng
mình sẽ kiểm soát được tình hình tại Triều Tiên nên mới đồng ý với Mỹ.
Một yếu
tố khác nữa ảnh hưởng tới quyết định “bán” Triều Tiên của Trung Quốc là việc
nước này lo sợ mất quan hệ làm ăn kinh tế với Hàn Quốc. Shin In-kyun, một nhà
phân tích về Triều Tiên thuộc Mạng lưới Quốc phòng Triều Tiên tại Seoul, nói
Trung Quốc cảm thấy khó xử vì các hoạt động quân sự Mỹ-Hàn Quốc đang gia tăng
trong vùng. “Nếu Trung Quốc phản đối sự ứng phó quân sự có tính chất tự vệ
của chúng tôi, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ bị đóng băng. Do
đó, tôi nghĩ Trung Quốc khó lòng chứng tỏ một phản ứng như vậy với chúng tôi”.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho June-hyuck mới đây nói rằng quan hệ Hàn
- Trung vẫn là quan trọng đối với hòa bình trên bán đảo và sự nghiệp thống
nhất đất nước, đồng thời cho biết chính phủ Hàn Quốc đặt hy vọng vào Trung
Quốc trong việc ép Triều Tiên phải ngừng chương trình hạt nhân.
Qua vụ
này cho thấy, Trung Quốc quyết từ bỏ “anh em” của mình để phục vụ cho mưu cầu
bá chủ thế giới.
(Theo Năng lượng Mới) Như Thạch
|
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét