Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

 Phá giá nhân dân tệ:

Nỗi lo Trung Quốc, nguy cơ một cuộc chiến


Các tín hiệu xấu dồn dập đến với Trung Quốc khiến Bắc Kinh tiếp tục tung ra các biện pháp nhằm ngăn chặn đà giảm tốc ngày càng đáng ngại của nền kinh tế bất chấp những chỉ trích của thế giới. Khởi đầu tồi tệ của Trung Quốc khiến giới đầu tư thế giới bị ám ảnh bởi bóng ma 2008. Và một cuộc chiến tranh tiền tệ luôn trong tình trạng đe dọa bùng nổ.

Nới lỏng, phá giá
NHTW Trung Quốc (PBOC) cho biết, kể từ ngày 1/3, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng lớn nhất sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm, xuống còn 17%. Đây là một động thái mới nhất của chính quyền Bắc Kinh ngăn chặn đà suy giảm tăng trưởng của nền kinh.
Động thái này đánh dấu sự trở lại với các biện pháp nới lỏng truyền thống của PBOC sau khi đã phát đi tín hiệu sẽ bơm thanh khoản thông qua các hoạt động thị trường mở và điều hướng thị trường liên ngân hàng.
Trước đó, trong cuộc họp Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Thống đốc PBOC Chu Tiểu Xuyên cho biết Trung Quốc có “nhiều biện pháp” để giải quyết những rủi ro đe dọa tăng trưởng.
Bộ trưởng Tài chính Lâu Kế (Lou Jiwei) cúng khẳng định Trung Quốc sẽ mở rộng thâm hụt tài khóa để hỗ trợ các biện pháp cải cách.
 khủng hoảng tài chính, kinh tế Trung Quốc, hạ cánh cứng, tái cơ cấu, khủng hoảng kinh tế, kinh tế thế giới, dự báo kinh tế, chứng khoán thế giới, chính sách tiền tệ, chính sách nới lỏng, lãi suất âm
Đồng NDT liên tục đi xuống trong gần một năm qua.
Sau cú sốc phá giá đồng NDT hồi giữa tháng 8/2015, gần đây PBOC liên tục điều chỉnh đồng NDT với hướng chủ đạo đi xuống. Ngay đầu năm 2016, BPOC đã liên tục hạ tỷ giá tham chiếu trong 7 phiên, kéo NDT xuống mức thấp nhất 5 năm tại thị trường Hong Kong.
Trong 5 phiên cuối tháng 2/2016 vừa qua, Bắc Kinh liên tiếp ấn định tỷ giá tham chiếu đồng NDT xuống thấp. Động thái này khiến giới đầu tư lo lắng. Sự khởi đầu năm mới 2016 tồi tệ chưa từng có của thị trường chứng khoán Trung Quốc được xem là kết cục tất yếu do tăng trưởng nhờ dòng tiền nóng trước đó.
Trong phiên giao dịch cuối tháng 2/2016, số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải có thời điểm giảm tới 4,6%, trước khi đóng cửa với mức giảm 2,9%. Tính chung trong 2 tháng đầu năm, Shanghai Composite Index đã giảm 24%.
PBOC cho biết việc cải cách sẽ có điều chỉnh để giữ cân bằng giữa tăng trưởng, giữa chuyển dịch cơ cấu và quản lý rủi ro. Ông Chu Tiểu Xuyên cũng luôn phản đối việc phá giá đồng tiền như là giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu, đồng thời khẳng định không còn cơ sở để giảm giá NDT thêm nữa.
Tuy nhiên, những gì đang diễn ra cho thấy, lo ngại đà tăng trưởng suy giảm là rất lớn. Trong suốt 3 thập kỷ qua, kinh tế TQ tăng trưởng trung bình 10% và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tăng trưởng đi liền với ổn định và ngược lại.
 khủng hoảng tài chính, kinh tế Trung Quốc, hạ cánh cứng, tái cơ cấu, khủng hoảng kinh tế, kinh tế thế giới, dự báo kinh tế, chứng khoán thế giới, chính sách tiền tệ, chính sách nới lỏng, lãi suất âm
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã áp dụng chính sách điều hành tỷ giá mới từ giữa tháng 8/2015.
Quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và một đồng NDT đang ngày càng yếu đi trái ngược với nỗ lực duy trì chính sách tiền tệ thận trọng mà PBOC đưa ra trong tuần trước tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm G20.
Dấu hiệu đáng ngại
Hàng loạt các dấu hiệu, chỉ số và điềm báo xấu cho thấy kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với một thời kỳ tăng trưởng trì trệ kéo dài và không dễ lấy lại được đà tăng trưởng cao hai con số như suốt trong 3 thập kỷ trước đó.
Cho dù luôn nhấn mạnh chủ trương không giảm giá đồng tiền để thúc đẩy xuất khẩu nhưng chính đại diện PBOC cũng thừa nhận áp lực về tỷ lệ nợ trên GDP tương đối cao. Xuất khẩu của Trung Quốc năm 2015 vẫn thặng dư thương mại gần 600 tỷ USD nhưng những diễn biến xấu trên TTCK cho thấy nỗi lo của các NĐT.
khủng hoảng tài chính, kinh tế Trung Quốc, hạ cánh cứng, tái cơ cấu, khủng hoảng kinh tế, kinh tế thế giới, dự báo kinh tế, chứng khoán thế giới, chính sách tiền tệ, chính sách nới lỏng, lãi suất âm 
USD mạnh lên cũng tác động tới NDT.
Cũng tại G20, Bộ trưởng tài chính Mỹ, ông Jabcob Lew nói Washington muốn các chính phủ G20 tái khẳng định cam kết không phá giá nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Đây là một đề nghị với mục đích có lẽ nhằm thẳng vào Trung Quốc.
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, việc phá giá đồng nội tệ sẽ không dẫn tới điều gì tốt đẹp cả và đại diện của Nhà Trắng hy vọng các bên (trong đó có Trung Quốc) có thể đạt được một cam kết để tránh việc đó.
Về phía Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đã cố gắng dẹp yên những lo lắng của quốc tế về tình hình kinh tế giảm tốc của nước này trong bối cảnh thế giới hối thúc Trung Quốc đẩy nhanh những cải cách tạo việc làm và kích thích kinh tế. Đồng thời cũng trấn an lo lắng về việc đồng NDT mất giá.
Trong khi đó, ông Chu Tiểu Xuyên cũng cam kết sẽ không dùng tới giải pháp phá giá cạnh tranh để thúc đẩy lợi thế trong xuất khẩu.
Tuy vậy, những diễn biến trên thực tế cho thấy, đồng NDT vẫn liên tục đi xuống. Động thái giảm dự trữ bắt buộc cũng đang gây thêm áp lực giảm giá cho đồng tiền này.
Thực tế cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với rất nhiều vấn đề. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 2/2016 đã rơi xuống mức kỷ lục 7 tháng liên tiếp, trong khi lĩnh vực dịch vụ ở mức thấp nhất 7 năm qua.
Quá trình chuyển đổi toàn diện trong nền kinh tế Trung Quốc, thay thế các động cơ cũ là đầu tư và xuất khẩu bằng tiêu dùng và dịch vụ dường như đang gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc vẫn đã và sẽ ngày càng tập thị trường tiền tệ và cải cách lại yếu tố nguồn cung, nhằm hỗ trợ cho yếu tố cầu. Trong thời gian gần đây, khi mà TTCK sụt giảm, hầu hết các chính sách của các cơ quan chức năng nước này là mệnh lệnh hành chính và bơm tiền hỗ trợ. Sự thiếu vắng của những chính sách dài hơi và hợp với quy luật thị trường khiến giới đầu tư lo lắng cho dù Trung Quốc vẫn đang cất kho hơn 3 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại hối.
(Theo Vef.vn) V. Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét