CSGT chỉ tôi vô, chào và nói lỗi rồi
hỏi: "Làm nghề gì?" (!)
Cập nhật lúc 20:35
Khi thổi phạt người đi đường, CSGT làm
các thủ tục bắt buộc như chào “đại” cho xong và thường hay đưa ra những câu
quen thuộc, trong đó có những câu không dính gì đến lỗi vi phạm
như: Anh/chị làm nghề gì?
Trên đây là suy
nghĩ có lẽ từ trải nghiệm của bạn Vũ Trọng Hoàng về những "chiêu
trò" của một số CSGT gởi đến tham gia chuyên mục Dân đặt hàng lãnh đạo TP.HCM do Tuổi Trẻ làm
cầu nối.
Để góp thêm một
góc nhìn từ người trong cuộc, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết này.
"Thông thường, khi CSGT phát hiện và phạt
người vi phạm, sau khi làm các thủ tục bắt buộc như chào “đại” cho xong
và thường hay đưa ra những câu sau (theo kinh nghiệm của cá nhân tôi) :
- Anh/chị cho xem giấy tờ xe và bằng lái
xe
- Anh/chị đã vi phạm lỗi…
- Anh/chị biết lỗi này phạt bao nhiêu không? (Giở
quyển luật dầy cộp ra mà đâu phải ai cũng có thể hay có thời gian để đứng đó
đọc quyển luật đó)
- Anh/chị làm nghề gì? (Tôi nghĩ hoài
mà không hiểu câu hỏi này nhằm mục đích gì!? Có dính gì đến lỗi vi phạm
giao thông!?
- …. Và thường là... "chúng tôi giữ giấy tờ
anh/chị đem về đội ".
Nghe nói đến việc giữ giấy tờ đem về đội rồi hẹn ngày lên
nộp phạt, làm thủ tục lấy giấy tờ ra, và thường CSGT sẽ đưa mức phạt cao nhất
trong khung (thí dụ quẹo không bật đèn báo hiệu thì từ 100.000
đến 300.000 đồng) thì không ít người xanh mặt, thôi thì... "thoả
thuận" đưa tiền phạt tại chỗ còn CSGT muốn ghi gì thì ghi!
Thế là xong, lấy lại giấy tờ xe và bằng lái rồi đi
cho khỏe!
Chưa kể, nếu gặp người đi từ các tỉnh khác đến làm việc,
thì chỉ cần nghĩ đến việc ngày nào đó theo hẹn lại phải bỏ công việc đến
nơi để nộp phạt, và các thủ tục “hành là chính” mất thêm 1 hoặc vài ngày làm
việc nữa thì việc chi tiền cho xong là hầu như chắc chắn sẽ xảy ra.
Đó là lý do tại
sao trước đây có vị lãnh đạo thắc mắc “ngoài đường có gì mà con cháu chúng ta thích
ra đứng đường?”
Đó cũng là lý do tại sao nạn mãi lộ khó lòng dẹp bỏ!
Theo tôi, có hai lý do:
1- Chỉ vì "lợi ích" cả 2 bên đều được thoả mãn.
2- Do sự bất cập và thiếu minh bạch trong luật pháp và qui
trình “hành là chính” của chúng ta gây nên.
Do đó, nhân dịp
đọc bài báo: Nộp phạt giao thông, chỉ thêm 15.000 đồng là
xong,tôi xin đề xuất kiến nghị cải cách thủ tục hành chính trong
xử lý vi phạm và cũng nhằm chống nạn mãi lộ, ít ra trên địa bàn TP.HCM đó
là: cho người vi phạm ký biên bản có tài khoản Kho bạc Nhà nước.
Với cách làm này, để người vi phạm chuyển khoản trong
vòng 30 ngày kể từ ngày vi phạm và không quá 15 ngày sau khi nhận được giấy
báo mức phạt phải đóng từ cơ quan xử lý vi phạm giao thông theo khung hình
phạt qui định sẵn theo luật và trả giấy tờ cho người vi phạm tại chỗ.
Việc gửi giấy báo phạt vi phạm giao thông có thể được thực
hiện thông qua chuyển phát bảo đảm của Tổng công ty Bưu chính viễn thông với
giá giao theo hợp đồng số lượng lớn (phí thấp) được ký hợp đồng giữa Bộ (hay
sở)Công an và Tổng công ty Bưu chính viễn thông và được ghi rõ ràng trong
phiếu phạt phần tiền phạt và phí cộng thành tiền phải nộp vào kho bạc Nhà
nước.
Ban hành qui định nếu sau 15 ngày kể từ ngày ký nhận giấy
của Bưu chính viễn thông mà không nộp phạt sẽ tính phạt tăng 50%. Nếu sau 3
lần gửi giấy báo mà không đóng thì sẽ tiến hành kê biên, thu hồi vĩnh viễn
giấy phép lái xe, …
Nếu thực hiện được việc này, tôi nghĩ cũng góp phần
không nhỏ vào việc xóa bỏ nạn mãi lộ và tăng năng suất lao động của người dân
và chính quyền. Tạo nên sự thuận lợi hơn, văn minh hơn trong xã hội mà chúng
ta đang hướng đến.
Chân thành cám ơn và hy vọng góp ý hữu ích!"
(Theo Tuổi trẻ) VŨ HOÀNG TRỌNG
|
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét