Bắn chỉ thiên không thể diệt tham nhũng!
Cập nhật lúc 07:12
Những văn bản và phát biểu của lãnh
đạo, quan chức về phòng chống tham nhũng (PCTN) nếu tập hợp đầy đủ có thể in
thành chồng sách cao ngập đầu người. Thế nhưng nói về PCTN vẫn chung chung
theo kiểu bắn chỉ thiên khi dọa và khi thực hiện thì đánh trống bỏ dùi chứ
không nhằm cụ thể vào ai nên tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp.
Cuối năm 2015,
khi chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng nhấn mạnh: Năm tới, sau Đại hội XII của Đảng, công tác PCTN phải
được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa, có bước tiến mạnh hơn nữa, hiệu quả rõ ràng
hơn. Theo điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương, một trong
những điều mà dân bức xúc bây giờ vẫn là tham nhũng… Đây là cuộc đấu tranh
lâu dài, gian khổ, phức tạp, đấu tranh trong mỗi con người, mỗi tổ chức. Phải
thấy hết trách nhiệm để quyết tâm cao hơn, sắp tới làm quyết liệt hơn, kiên
trì, kiên quyết với phương pháp đúng, làm bài bản, có cơ chế, nguyên tắc,
phối hợp với nhau để hạn chế tiêu cực.
Văn kiện Đại
hội XII của Đảng ghi rõ: Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có
chức năng đấu tranh PCTN, lãng phí. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác PCTN, lãng phí. Xây dựng cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn
quan hệ “lợi ích nhóm”; chống đặc quyền, đặc lợi, khắc phục “tư duy nhiệm
kỳ”; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Phát huy vai trò của các
cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện
thông tin đại chúng và của nhân dân trong đấu tranh PCTN, lãng phí.
Tuy nhiên, dẫu
bức xúc là thế, quyết liệt là thế nhưng vẫn chưa khoanh vùng xác định cụ thể
rằng ai, ở đâu là tội phạm tham nhũng? Câu hỏi lớn nhất vẫn chưa có lời đáp
cụ thể.
Mới đây ông Lê
Minh Trí - Phó trưởng ban Nội chính Trung ương trong buổi tổng kết công tác
PCTN, lãng phí 2015 được tổ chức tại TP HCM đã khẳng định, chỉ có cán bộ đảng
viên là người tham nhũng chứ còn người dân không thể tham nhũng. Sau lời
khẳng định trên, Phó trưởng ban Nội chính nhấn mạnh, nếu chúng ta xây dựng
Đảng trong sạch vững mạnh, gương mẫu trách nhiệm thì cơ bản cũng là cái nền
cho PCTN. Việc lớn nhất là lòng tin của dân đối với chúng ta, chúng ta phải
làm tốt điều này thì dân còn tin Đảng, đi theo Đảng và chúng ta mới còn. Về
mặt lý thuyết thì nói đi nói lại như thế nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng, đây
là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Phó trưởng ban
Nội chính cho rằng để PCTN tốt thì không thể chỉ một cơ quan tham gia mà đòi
hỏi phải có sự đồng bộ của hệ thống thể chế, pháp luật đặc biệt là những
ngành liên quan đến lợi ích nhóm. Các bộ luật liên quan đến quản lý chuyên
ngành phải ngày càng hoàn thiện và đảm bảo quản lý ngày càng chặt thì mấy cái
lỗ hổng bớt đi, khi đó chúng ta mới tăng cường được PCTN, chứ còn một chống
mà một bên luật lệ cứ lỏng lẻo, hở chỗ này chỗ kia thì xin thưa các đồng chí,
về nguyên tắc quản lý xã hội cái gì sơ hở mà không quản chặt thì người ta
làm. Thực ra với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, nếu vận dụng nghiêm
túc, minh bạch, các phần tử tham nhũng ắt sẽ chùn tay. Vụ án Vũ Quốc Hảo,
Công ty VLC ở TP HCM chẳng hạn đã bị tuyên tới 2 án tử hình và mấy chục năm
tù.
Theo
thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP HCM, hiện nay tốc độ xử lý
đang rất chậm, trong khi tỷ lệ trả hồ sơ của loại án tham nhũng trung bình
lên tới 2,5 lần, thậm chí có vụ bị trả tới 3-4 lần. Bên cạnh việc đòi hỏi
chất lượng buộc tội cao hơn theo luật thì việc các cán bộ tiến hành tố tụng
quá thận trọng và cầu toàn khi gặp phải những đối tượng tham nhũng “có bản
lĩnh” cũng là một nguyên nhân.
Ngoài ra trong
hệ thống tòa án hiện nay còn vướng thêm ở cơ chế ủy quyền. Toàn bộ quá trình
điều tra là của Trung ương, đùng một phát đưa về giao TP xử, mà hồ sơ các vụ
án đó mà dưới 20.000 trang là con số quá ít, thường là vài trăm ngàn trang.
Không hội đồng xét xử nào nghiên cứu được trong 2 tháng để đưa ra xét xử mà
có thể hiểu rõ được ngóc ngách của vụ án đó - tướng Minh bày tỏ băn khoăn như
vậy.
Mới đây Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội, các cử tri đã đề nghị Trung
ương coi trọng việc giáo dục “đạo làm quan” cho cán bộ cũng chính là thực
hiện PCTN. Hơn bao giờ hết, người làm quan và cán bộ đảng viên có chức, có
quyền phải được tu dưỡng giáo dục rèn luyện đạo đức công chính liêm minh
trong sự nghiệp học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chi Minh!
Đối phó với
tham nhũng là đối phó với quốc nạn, với nội xâm, không thể chỉ hô hào như bắn
đạn cao su chỉ thiên!
(Theo Năng lượng Mới) Bảo Dân
|
Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét