Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

 Trung Quốc - kẻ phá hoại trật tự quốc tế

Cập nhật lúc 09:29                 

Để đảm bảo an ninh cho tất cả khách mời tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự kiến tiến hành vào ngày 18 và 19-11 ở thủ đô Manila, Philippines đã hủy hơn 1.000 chuyến bay trong 2 ngày diễn ra hội nghị, đồng thời huy động 18.000 cảnh sát.

Nhưng chủ đề được bàn thảo trong và ngoài Hội nghị cấp cao APEC mới thực sự thu hút mối quan tâm của dư luận. Được biết, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đều không tham dự Hội nghị cấp cao APEC.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla sẽ tham dự hội nghị này.
Hội nghị cấp cao APEC
Theo thông báo của Manila, tại Hội nghị cấp cao APEC lần này sẽ có 11 cuộc hội đàm song phương chính thức, nhưng không có hội đàm giữa Tổng thống Benigno Aquino với Chủ tịch nước Tập Cận Bình.
Giáo sư Richard Heydarian đến từ Đại học De La Salle (Philippines) nhận định, Trung Quốc đang bị sức ép sau khi Tòa trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) phán quyết, có thẩm quyền đối với vụ kiện “đường lưỡi bò”, do đó Tổng thống Benigno Aquino và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nên hội kiến bên lề Hội nghị cấp cao APEC để giảm bớt căng thẳng giữa hai nước.
Tờ Philippines Star vừa dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg cho biết, Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Benigno Aquino có thể thảo luận tình hình leo thang căng thẳng tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông trong thời gian ông chủ Nhà Trắng dự Hội nghị cấp cao APEC.
Ngày 13-11, Hãng BBC đưa tin, tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sẽ là “vấn đề trung tâm” trong chuyến thăm châu Á của Tổng thống Barack Obama.
Còn Hãng AFP dẫn lời Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cho biết, thảo luận về vấn đề chủ quyền Biển Đông sẽ “xuyên suốt toàn bộ hành trình thăm châu Á của chúng tôi”; đồng thời nhấn mạnh, lập trường của Mỹ luôn là thông qua phương thức hòa bình, hợp pháp để giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

trung quoc ke pha hoai trat tu quoc te
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
Ngày 13-11, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Mỹ luôn thúc đẩy đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận tại các diễn đàn ở châu Á, nhưng vẫn không giúp Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) ra được Tuyên bố chung, bất chấp việc gây sức ép của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.
Điều này đồng nghĩa với việc, các bên hữu quan không thể đạt được đồng thuận trong việc đưa vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố chung của ADMM+.
Thời báo Hoàn Cầu còn viết, Mỹ vẫn tiếp tục can thiệp vào vấn đề Biển Đông thông qua Hội nghị cấp cao APEC sắp diễn ra ở thủ đô Manila, Philippines. Nhưng Philippines vừa cam kết với Trung Quốc, Hội nghị cấp cao APEC không thảo luận vấn đề Biển Đông.
Ngày 11-11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố, Manila không đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị cấp cao APEC, nhưng không thể ngăn cản các nước khác thảo luận bất cứ vấn đề gì tại các hội nghị song phương của họ.
Nguy cơ quân sự hóa
Chủ tịch Global Strategies & Transformation Paul Giarra, Công ty Tư vấn Quốc phòng và Chiến lược của Mỹ cho rằng, việc quân sự hóa các đảo nhân tạo sẽ mang lại cho Trung Quốc các lợi thế cơ bản như củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông, tạo vị thế tác chiến trên biển và mở rộng phạm vi chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) mà Trung Quốc đang áp dụng.
Còn theo ông Malcolm Davis, Phó giáo sư Viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bond, Australia, để đối phó với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc, Mỹ cần sự hỗ trợ của đồng minh và đối tác chủ chốt trong khu vực như Australia, ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc nhằm khẳng định các nguyên tắc cơ bản như tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế.
Giới chuyên môn cảnh báo về 3 nguy cơ quân sự hóa Trung Quốc có thể thực hiện ở Biển Đông; đồng thời cho rằng, sự quyết liệt của Mỹ trong việc bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông có thể thúc đẩy Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở khu vực này.

trung quoc ke pha hoai trat tu quoc te
Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Học viện Quốc phòng Trung Quốc
Ngày 13-11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng, hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại một số đảo và bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam hoàn toàn là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc và Nhật Bản không có quyền nói tới vấn đề này.
Trước đó, khi đề cập đến việc tàu khu trục của Mỹ đi vào “khu vực 12 hải lý”, Thủ tướng Shinzo Abe coi đây là việc ưu tiên hàng đầu của cộng đồng quốc tế và Nhật Bản hoàn toàn ủng hộ hành động này.
Đồng thời nhấn mạnh, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hoạt động diễn tập quân sự giữa Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản với Lực lượng Hải quân Mỹ.
Theo giới truyền thông, sau khi điều tàu USS Lassen, Mỹ tiếp tục để 2 chiếc B-52 bay trên bầu trời Biển Đông và đây được coi như một cách minh chứng về việc tiếp tục theo đuổi chính sách bảo vệ tự do hàng hải và hàng không mà Washington từng tuyên bố.
Ngày 11-11, Hãng BBC dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản khi ông Shinzo Abe phát biểu trước phiên điều trần tại Ủy ban Dự toán ngân sách nhà nước của Thượng viện rằng, sẽ nghiên cứu kỹ các lựa chọn về việc triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến Biển Đông.
Cũng trong ngày 11-11, tại Tòa thị chính Toshima, Tokyo, Tập đoàn truyền thông SankeiFuji và các tòa báo Sankei, Fuji đã tổ chức hội thảo, triển lãm ảnh “Hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông và những tác động tiêu cực đến an ninh khu vực và môi trường sinh thái biển”.
Theo bà Yoshiko Sakurai, Chủ tịch Viện Nghiên cứu các vấn đề cơ bản quốc gia của Nhật Bản, các hoạt động bồi lấp, phá vỡ nguyên trạng của Trung Quốc tại Biển Đông là hết sức nguy hiểm, nằm trong âm mưu độc chiếm Biển Đông để vươn lên trở thành cường quốc biển, thể hiện chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc.
Điều chỉnh chiến lược
Ngày 12-11, tờ Nikkei Asia Review bình luận, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đã khởi động một chiến dịch nhằm hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng sau khi kết thúc chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 mà không đạt được kết quả nào có ý nghĩa.
Cho đến nay, Bắc Kinh đã bị cô lập bởi những hành vi leo thang gây hấn trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của dư luận.
Bài viết trên website Bộ Quốc phòng Trung Quốc của ông Lưu Á Châu (con rể cố Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm), Thượng tướng, Chính ủy Học viện Quốc phòng Trung Quốc (nổi tiếng với quan điểm diều hâu chống Nhật Bản đến cùng) khiến dư luận bất ngờ khi cho rằng, Bắc Kinh phải làm hết sức mình để tránh xung đột với Nhật Bản.
Đồng thời cảnh báo, việc sa đà vào một cuộc đụng độ với Nhật Bản có thể tạo ra mất ổn định đối với Trung Quốc và tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngưkhông phải là vấn đề lớn trong quan hệ song phương. Thậm chí nhấn mạnh, quan hệ Trung - Nhật không kém phần quan trọng so với quan hệ Trung - Mỹ.
Trước đó, để hòa giải với Tokyo, cựu Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đã được cử tới Nhật Bản trong chuyến công du được thu xếp vội vàng và đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức hàng đầu Trung Quốc dưới thời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.
Ngày 14-10, Thủ tướng Shinzo Abe đã tiếp ông Dương Khiết Trì và nhận được 2 thông điệp từ Bắc Kinh: Sẵn sàng xuống thang trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, nhưng cảnh báo Nhật Bản không được can thiệp vào Biển Đông.
(Theo Năng lượng Mới) Hồng Thất Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét