Liệu Tòa có hạ
được gã khổng lồ Trung Quốc?
Cập nhật lúc
08:50
"Trung
Quốc sẽ đơn giản là phớt lờ phiên tòa và phán quyết, chấp nhận thiệt hại về
uy tín quốc tế. Sau đó họ sẽ thay đổi tình huống và hình ảnh bằng cách hỗ trợ
các nước xung quanh"
LTS: Tòa án trọng tài thường trực (The Permanent
Court of Arbitration - PCA) tại Hague, Hà Lan ra phán quyết họ có đủ thẩm
quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Vòng
xét xử tiếp theo sẽ diễn ra từ 24 – 30/11 tại Hague.
Tuần Việt Nam giới thiệu
cuộc trò chuyện với TS. Zachary Abuza (Mỹ), chuyên gia tư vấn độc lập về
chính trị và an ninh khu vực Đông Nam Á.
Quan sát các
diễn biến tại Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á–Thái Bình Dương (APEC) 2015
diễn ra tại Philippines vừa rồi, ông có bình luận gì về mối quan hệ giữa
Trung Quốc và nước chủ nhà Philippines quanh câu chuyện chủ quyền lãnh thổ?
TS Zachary
Abuza: Chắc chắn
Trung Quốc không muốn thảo luận vấn đề Biển Đông tại APEC. Họ luôn luôn sợ đa
phương hóa trong vấn đề này. Không giống các hội nghị của ASEAN, Trung Quốc
có thể can thiệp bằng ảnh hưởng của họ tới một số nước thành viên, nhưng
Trung Quốc không thể làm thế tại APEC.
Tuy nhiên tôi cho rằng
Tổng thống Mỹ Obama đã tỏ thái độ rõ ràng sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra thảo
luận. Tàu khu trục Mỹ đã đến một quân cảng của Philippines. Chính phủ Mỹ cũng
tuyên bố về gói viện trợ 250 triệu USD hỗ trợ hàng hải cho Đông Nam Á, bao
gồm 79 triệu USD cho Philippines, 40 triệu USD cho Việt Nam và 21 triệu USD
cho Indonesia, cùng với rất nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi giữa các nước này.
Trước đó, phía Philippines cũng nói họ sẽ không trực tiếp đưa vấn đề Biển
Đông ra thảo luận, nhưng cũng “không phiền lòng” nếu Mỹ đưa ra.
Theo ông, vai
trò của hai bên so với trước phiên xử thứ nhất có gì thay đổi? Việc tòa mạnh
mẽ khẳng định ‘có đủ thẩm quyền xử’ có được xem là tín hiệu tốt cho thấy
Philippines sẽ thắng kiện không?
Trước nay, lập luận mạnh
nhất của Trung Quốc là vấn đề thẩm quyền của hội đồng xét xử. Nhưng đến giờ
hội đồng đã đứng ra giải quyết trường hợp này.
Tôi đồng quan điểm với
nhiều chuyên gia luật quốc tế, là Trung Quốc dường như đang thua ở hầu hết
các điểm bị kiện trong ‘vòng đua’ thứ hai, dù đang trong quá trình tố tụng.
Vì cơ bản hầu hết luận điểm của Trung Quốc đều không phù hợp với luật
pháp quốc tế.
Trung Quốc đang làm mọi
cách để hướng luật pháp quốc tế theo hướng có lợi cho họ, và họ đã làm rất
nhiều việc để có được điều đó.
Thời gian gần đây Trung
Quốc đã phải chấp nhận rất nhiều thất bại trong chính sách ngoại giao ở Đông
Nam Á, nhưng Trung Quốc vẫn đang có ảnh hưởng mạnh tới một số quốc gia trong
khu vực như Campuchia…
Theo một báo cáo mới công
bố, Trung Quốc đang đẩy tiến độ khai thác dầu ngoài khơi cùng Brunei. Họ cũng
mở rộng ảnh hưởng kinh tế trong khu vực, đặc biệt tới Indonesia.
Theo những gì tôi thấy,
cho dù phải chấp nhận những thất bại, nhưng không có nghĩa Trung Quốc sẽ thay
đổi chính sách ngoại giao trong khu vực. Họ sẽ chấp nhận thất bại đó và tiếp
tục chính sách ngoại giao như cũ.
Ông từng quả
quyết với giới truyền thông là “phiên tòa cuối tháng 11 tới sẽ được mong đợi
rộng rãi sẽ mang lại kết quả có lợi cho Philippines”. Ngoài Philippines, còn
những ai cũng đang mong đợi?
Các chuyên gia pháp lý
quốc tế cũng mong đợi.
Ông có biết
rằng, Trung Quốc nhiều lần tuyên bố họ “sẽ từ chối” và “không bị tác động”
bởi kết quả của phiên tòa?
Đã có nhiều nhiều cường
quốc từng phớt lờ phán quyết của các tòa án quốc tế. Nước Mỹ chính là một ví
dụ điển hình, khi có cố tình né tránh phán quyết của Tòa án Quốc tế về vụ
kiện của Nicaragua. Và Mỹ đã phải trả giá rất lớn bằng hình ảnh của họ
trong vấn đề thực thi công pháp quốc tế. Trong mắt của nhiều người, Mỹ giống
như kẻ chuyên đi bắt nạt.
Tuy nhiên hình ảnh nước
Mỹ đã hồi phục, bằng nhiều cách. Mỹ cung cấp, chia sẻ, hỗ trợ phát triển tới
nhiều phần trên thế giới: viện trợ, đầu tư thương mại, hỗ trợ quân sự, bảo vệ
hòa bình và an ninh, đi đầu trong việc đóng góp cho Liên Hợp Quốc và các tổ
chức kinh tế đa phương...vv..
Với trường hợp Trung
Quốc, tôi cho rằng họ sẽ phớt lờ phiên tòa và phán quyết, chấp nhận thiệt hại
về uy tín quốc tế, với mong muốn vẫn tiếp tục điều khiển được các nền kinh tế
trong khu vực. Sau đó họ sẽ thay đổi tình huống và hình ảnh bằng cách cung
cấp nhiều hỗ trợ cho các nước xung quanh. Tôi đoán vậy!
Dường như họ còn muốn
thay đổi luật pháp quốc tế chứ không chỉ tảng lờ.
(Theo
TuanVietNam) Hoàng
Hường thực hiện
|
Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét