Chưa bỏ môn
sử, sách giáo khoa đã 'quên' chủ quyền biển đảo?
Cập nhật lúc
14:24
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vừa đưa ra những thống kê chi
tiết về việc sách giáo khoa trung học phổ thông đã quên hẳn việc:
Khẳng định chủ quyền biển đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa
là của Việt Nam.
Chủ
quyền vẫn là con số 0
Theo
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, thì
trong hệ thống sách giáo khoa trung học phổ thông hiện có tất cả 7 lược đồ
lịch sử nhắc đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tất cả 7 bản đồ này đều
không trực tiếp trình bày chủ quyền của Việt Nam trên Biển
Đông hay các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Cụ thể, trong bài Nước Việt thời Lê sơ (1428 - 1527), bài 20 của sách
giáo khoa (SGK) Lịch sử 7, trang 95, hình 44 có Lược đồ hành chính nước Đại
Việt thời Lê sơ. Trong lược đồ này hoàn toàn không vẽ và không giải thích về
chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng trong SGK Lịch sử 7, Bài 25 có tên Phong trào Tây Sơn, thì
Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm
lược nước ngoài, tại trang 123, tuy có đánh dấu vị trí của hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa như các bản đồ Việt Nam khác nhưng không có thông tin nào nói
đến chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo này dưới thời Tây Sơn.
Tương tự trong SGK Lịch sử lớp 9, bài 27 có tên: Cuộc kháng chiến
toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954), trang 122 có
lược đồ về Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông Xuân 1953-1954. Lược
đồ này tuy có đánh dấu vị trí của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa như bản đồ
Việt Nam khác nhưng không có thông tin về hoạt động của quân dân ta ở Hoàng
Sa, Trường Sa trong những năm 1953-1954.
Với sách lịch sử lớp 10 và lớp 12 trong chương trình giáo dục phổ
thông cũng có hiện tượng này. Một trong những dấu son quan trọng trong lịch
sử là giai đoạn khôi phục và phát triển nền kinh tế xã hội ở miền Bắc sau khi
giải phóng hoàn toàn miền Nam trong bài 23 (Lịch sử 12 trang 193), thì hình
79 có Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 cũng
không làm tròn nhiệm vụ của một… lược đồ.
Nhìn kỹ lược đồ này thì có thể thấy có hình nhỏ ở góc xác định vị trí
của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đường mũi tên từ khoảng Cam Ranh ra
Trường Sa nhưng lại không có một lời giải thích rõ ràng. Trong khi việc để
học sinh hiểu được rõ quân ta giải phóng quần đảo Trường Sa từ tay quân đội
Sài Gòn là điều cần thiết.
Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, hầu hết lược đồ chỉ xác định vị trí của các
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong khung chung của một bản đồ nền chính thức
Việt Nam hiện nay mà không làm được nhiệm vụ minh chứng vấn đề chủ quyền biển
đảo của Việt Nam trong lịch sử.
Vì sao
chậm trễ?
Được biết, Hội Khoa học lịch sử đã nhiều lần đề nghị phải đưa lịch sử
chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào trong chương trình SGK
lịch sử phổ thông. Thế nhưng từ năm 2012 cho đến nay SGK lịch sử phổ thông sử
dụng trong nhà trường vẫn giữ nguyên như cũ, chưa có thêm một dòng một chữ
nào về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dù
đã tái bản nhiều lần. Đồng thời, nội dung giáo dục chủ quyền biển
đảo trong SGK lịch sử phổ thông cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang còn
là con số 0 tròn trĩnh.
Khá gay gắt về sự việc này GS.TS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định: Cách
đây hơn chục năm, khi được tham gia viết sách giáo khoa, tôi đã tha thiết đề
nghị phải đưa lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào sách
giáo khoa lịch sử phổ thông. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà không được
chấp nhận.
GS Ngọc cho biết: “Khi tham gia viết sách, tôi đã đưa “Đại Nam
nhất thống toàn đồ” vào nội dung SGK lịch sử lớp 10 nâng cao với giải
thích Đại Nam nhất thống toàn đồ được vẽ vào cuối thời Minh Mạng đã thể hiện
tương đối chính xác hình ảnh nước Đại Nam thống nhất, bao gồm cả các quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa ngoài Biển Đông. Thế nhưng, mấy năm sau, tấm bản đồ và
mấy câu giải thích kia đã… “không cánh mà bay” khỏi cuốn SGK ấy”.
GS Ngọc thực sự thất vọng, vì sao vấn đề lịch sử chủ quyền gắn liền
với vận mệnh của đất nước và tương lai của giống nòi, có tầm quan trọng đặc
biệt đối với giáo dục thế hệ trẻ, mà lại bị… phớt lờ?
Trong thực tế, suốt thời gian qua đại diện Bộ GD&ĐT cũng đã nhiều
lần “hứa hẹn” sẽ xem xét việc này. Cụ thể trong cuộc họp năm 2012, GS. Phan
Huy Lê đã đặt thẳng vấn đề dứt khoát phải đưa lịch sử chủ quyền của Việt Nam
ở Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình SGK Lịch sử phổ thông và lãnh đạo Bộ
GD&ĐT hứa sẽ chỉ đạo bổ sung chỉnh sửa những vấn đề bất cập trong SGK phổ
thông. Thế nhưng liên tiếp nhiều cuộc họp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
diễn ra sau này, thì chỉ toàn hứa và rồi… thất hứa.
Gần đây
nhất, khi một lần nữa tính cấp thiết của việc đưa chủ quyền biển đảovào
SGK một lần nữa được đưa ra. Nhiều sử gia của Việt Nam cùng chung quan điểm
chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là trang sử bi hùng được viết
bằng máu của các thế hệ người Việt qua các thời kỳ. Tư liệu về quá trình xác
lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức
phong phú, chuẩn xác, ở cả trong nước và ngoài nước, không chỉ là quyền lợi
thiêng liêng của dân tộc Việt Nam ta mà hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc
thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế. Vậy thì lý gì chưa thể xác định chủ
quyền biển đảo trong SGK để thế hệ mai sau của chúng ta được biết về thời hào
hùng của dân tộc?
Các sử gia cũng đặt câu hỏi: Nếu không có dù một dòng về chủ quyền
biển đảo thiêng liêng thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước cha ông và
hậu thế về sự lệch lạc này của sách giáo khoa?
Nhà giáo Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ
An), một giáo viên đã gần 20 năm đứng lớp cho rằng: Một trong những hạn chế
của SGK môn Sử ở bậc học phổ thông hiện hành là thiếu hoặc không cập nhật một
số kiến thức lịch sử cơ bản, trong đó có vấn đề xác định chủ quyền hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một thiếu sót lớn.
Tuy nhiên, đến nay, nội dung quan trọng này vẫn chưa được Bộ GD&ĐT
bổ sung và triển khai cụ thể trong thời gian số tiết gắn với từng kiến thức
của từng khối học theo phân phối chương trình của Bộ. Vấn đề này chỉ thật sự
cảm thấy là quan trọng và cần thiết khi có những sự việc nhảy cảm ở khu vực
biển Đông. Vì vậy việc đưa chủ quyền của nước ta vào sách giáo khoa phổ
thông, theo tôi là điều cần thiết.
Hiện tại
khi chưa có sách giáo khoa mới, bản thân các giáo viên Sử ở trường phổ thông
cần thật sự linh hoạt để vận dụng kiến thức lồng ghép về vấn đề chủ quyền hai
quần đảo này trong một số tiết lên lớp để giáo dục cho các em học sinh rằng: Hoàng
Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm được Công ước của Liên
Hợp Quốc về Luật biển Quốc tế (1982) cộng nhận.Từ đó giúp các em có thái độ,
hành vi đúng đắn khi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc mà nhiều thế hệ cha
ông đã gìn giữ và ngã xuống để bảo vệ chủ quyền đó.
(Theo
Năng lượng Mới) Huy An
|
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét