Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

CÓ CHIẾC ÁO MỚI CÓ VỊ THẾ THẦY TU?

Cập nhật lúc 08:29

“Việc phong hàm không phải lách luật để tăng cấp phó, lãnh đạo” – Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho hay.
Trao đổi về việc phong chức danh hàm vừa được các ĐB chất vấn nảy lửa Bộ trưởng Nội vụ tại kỳ họp QH, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấncho biết hiện Bộ đang nghiên cứu xây dựng quy chế phong hàm.
Hiện đang có trên 300 trường hợp được phong chức danh hàm nhưng chưa có văn bản nào quy định, trừ pháp lệnh hàm cấp ngoại giao.
Thứ trưởng Nội vụ khẳng định việc có văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết.
 phong hàm, lạm phát cấp phó, thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trần Anh Tuấn, cán bộ công chức
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn. Ảnh: Lê Anh Dũng
Sự cần thiết như thế nào, thưa ông? Có ý kiến cho rằng việc phong hàm là một cách lách luật để thêm cấp phó, cấp lãnh đạo, một hình thức ‘ưu đãi’ cho người làm lâu năm được lên lương?
Việc phong hàm không phải lách luật để tăng cấp phó, lãnh đạo. Bên cạnh việc đánh giá trình độ năng lực của những người làm việc theo chế độ chuyên viên, đây cũng là hình thức tôn vinh những người có năng lực, chuyên môn cao đang rất cần cho các cơ quan làm công tác hoạch định chính sách vĩ mô, đảm bảo chính sách ban hành đi vào thực tiễn có hiệu quả.
Cũng không nên coi việc phong hàm là một sự ưu đãi mà là sự ghi nhận, đánh giá đối với những người có năng lực, có cống hiến.
Nói về sự cần thiết thì cần hiểu VN tồn tại 2 chế độlàm việc công vụ. Một là chế độ thủ trưởng, hai là chế độ chuyên viên. Chế độ thủ trưởng là người thủ trưởng chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động của cơ quan, tổ chức đó.
Còn chế độ chuyên viên thì hoạt động của anh chịu sự điều hành của ngay cấp cao hơn. Họ là những người có chuyên môn sâu và có vai trò quan trọng trong tham mưu, hoạch định chính sách và làm việc trực tiếp với lãnh đạo.
Nhưng khi lãnh đạo làm việc trực tiếp với họ, nếu gọi chuyên viên lên làm việc thì rất buồn cười.
Tất nhiên theo quy định, họ phải về báo cáo Vụ trưởng nhưng có những việc cần giải quyết ngay liên quan đến hoạch định chính sách vĩ mô đòi hỏi có những chuyên gia đầu ngành thì những người này có thể giúp cho lãnh đạo giải quyết.
Khi làm việc với lãnh đạo họ cần có vị thế nên việc phong hàm là cần thiết.
Bên cạnh đó, khi chúng ta đang quy định quản lý chặt chẽ cấp phó thì việc phong hàm là một hình thức để ghi nhận những người có đóng góp trong quá trình làm việc.
Hoặc những người quá tuổi không bổ nhiệm đượcnhưng lại có trình độ chuyên môn cao, vẫn làm việc tốt thì mình phải có sự quan tâm, ghi nhận quá trình cống hiến của họ để giữ chân họ.
Làm sai sẽ có chế tài
Làm thế nào để tránh lạm dụng chức danh này dù thực tiễn có một bộ phận những cán bộ có năng lực cần được ghi nhận, đánh giá theo cách ông lý giải, như kiểu tránh bị đàm tiếu cán bộ cuối nhiệm kỳ, gần hết tuổi ‘chạy’ chức hàm để về hưu cho oai?
Trong quy chế Bộ đang xây dựng không những quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để phong hàm mà còn có quy định các chế tài, chế định rất cụ thể.
Ông nào làm sai phải bị xử lý kỷ luật và quy định cả chính sách đãi ngộ đối với người được phong hàm. Vì đấy là những người giỏi, có trình độ năng lực.
Để tránh lạm dụng, làm sai trong phong hàm thì quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền và trách nhiệm của những cơ quan được phong hay bổ nhiệm hàm phải rõ ràng, chặt chẽ.
Chậm nhất đầu năm 2016 chúng tôi sẽ trình Chính phủvăn bản này.
Vừa qua ở trung ương áp dụng việc phong hàm, địa phương có nên sử dụng hình thức ghi nhận năng lực bằng phong hàm không?
Ở những nơi nào làm việc theo chế độ chuyên viên thì theo tôi nên có chức danh hàm. Còn nếu làm việc đơn thuần theo chế độ thủ trưởng thì không.
Ở sở hay ủy ban hay trung ương, cứ ở đâu trong quy định pháp luật có chức năng nhiệm vụ theo chế độ chuyên viên thì nơi đó nên nghiên cứu việc phong hàm.
Hàm đã có gần 20 năm nay
Việc phong hàm có từ năm 1996 khi sáp nhập các tổ chức, nhiều cán bộ không thể cùng làm vụ trưởng hết nên buộc lòng phải giữ hàm.
Đến giờ này nhiều cơ quan cấp trung ương tồn tại chế độ hàm dù không có văn bản nào quy định không cho làm. Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Nội vụ rà soát thống kê xem xét, kiến nghị báo cáo cấp có thẩm quyền.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên
(Theo VietNamNet) Thu Hằng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét