'Gia đình trị' ở
Tổng Cty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam
Cập nhật lúc
08:43
Kết quả xác
minh 30 người có tên trong đơn tố cáo gửi Bộ GTVT tại Tổng công ty Bảo đảm An
toàn Hàng hải miền Nam thì đã phát hiện 15/30 người có quan hệ gia đình với
Tổng giám đốc…
VMS-SOUTH có chức năng quản
lý vận hành hệ thống hải đăng và luồng hàng hải, cung cấp dịch vụ hoa tiêu
hàng hải, trục vớt cứu hộ và mở rộng sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực liên
quan.
Theo đánh giá của lãnh
đạo Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ GTVT), những năm qua, VMS-SOUTH đều có lãi.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính năm 2014, VMS-SOUTH lãi hơn 32 tỷ đồng (trước
thuế) bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
Căn cứ các quy định hiện
hành, Bộ GTVT xếp VMS-SOUTH là doanh nghiệp loại A về hiệu quả hoạt động.
Tuy nhiên, về xếp loại
viên chức quản lý, dù Tổng công ty này đề nghị xếp loại “hoàn thành tốt nhiệm
vụ”, nhưng do lùm xùm về công tác cán bộ nên bị hạ xuống mức “hoàn thành
nhiệm vụ”.
Nhằm ngăn chặn thất thoát
kinh tế, trong kết luận thanh tra, Bộ GTVT đưa ra giải pháp mang tính chất ngăn
ngừa, do mô hình gia đình trị ở VMS-SOUTH.
Cụ thể, Bộ GTVT giao cho
lãnh đạo VMS-SOUTH: “Thực hiện bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ và định kỳ
chuyển đổi vị trí công tác theo đúng quy định, đặc biệt là những vị trí dễ
xảy ra tham nhũng, tránh cục bộ, khép kín trong đơn vị, cũng như tránh hiểu
nhầm, suy diễn”.
Trao đổi với phóng viên,
Tổng giám đốc Tổng Cty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam, ông Phạm Quốc Suý
cho biết kết luận của Bộ Giao thông Vận tải về Tổng Cty đã được công khai.
Các cá nhân được bổ nhiệm
chức vụ trong Tổng Cty đều không vi phạm quy định pháp luật.
Về việc bổ nhiệm cán bộ
thiếu tiêu chuẩn là đảng viên, ông Suý cho hay tiêu chuẩn do cấp trên và Tổng
Cty đặt ra. Những cán bộ được bổ nhiệm sau đó cũng đã được kết nạp vào Đảng.
Về trường hợp bổ nhiệm
thiếu bằng tốt nghiệp đại học, ông Suý cho biết các cán bộ này gắn bó lâu năm
với nghề bảo đảm an toàn hàng hải, không có bằng đại học nhưng có bằng trung
cấp chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm.
Cán bộ nay đã lớn tuổi
nên cũng không có điều kiện đi học đại học.
Thời điểm kiểm tra hầu
hết những cán bộ được bổ nhiệm đã bổ sung được giấy tờ và điều kiện tiêu
chuẩn còn thiếu.
Lãnh đạo Tổng Cty đã
nghiêm túc rút kinh nghiệm. Đối với trường hợp cán bộ không bổ sung được các
điều kiện theo quy định, Tổng Cty sẽ không giao làm công tác quản lý.
Trong khi đó, tại văn bản
số 13802 do Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng vừa ký kết luận nội dung tố cáo về
“gia đình trị” tại Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam cho thấy,
tình trạng phớt lờ các quy định về tuyển dụng nhân sự đã diễn ra tại doanh
nghiệp này trong suốt nhiều năm.
Về thời gian thông báo
tuyển dụng, Tổng công ty đã không quy định “Người sử dụng lao động phải thông
báo ít nhất 7 ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động”
theo quy định tại Thông tư 20/2003 của Bộ LĐ-TB&XH.
Doanh nghiệp này cũng
không quy định cụ thể nội dung thông báo thi tuyển như số lượng lao động cần
tuyển, nghề, công việc cần tuyển dụng cho từng vị trí; thời gian tuyển, thời
hạn hợp đồng lao động sẽ giao kết sau khi tuyển, điều kiện làm việc của người
lao động.
Đoàn thanh tra cũng phát
hiện một số hồ sơ tuyển dụng chưa đầy đủ, thiếu cả hợp đồng lao động. Tại
thời điểm bổ nhiệm, một số cá nhân còn thiếu điều kiện tiêu chuẩn của chức
danh bổ nhiệm; một số trường hợp hồ sơ bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm chưa đầy
đủ.
“Để xảy ra tồn tại nêu
trên, trách nhiệm trực tiếp thuộc về Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (đa
số trong giai đoạn Tổng giám đốc tiền nhiệm), tổ chức, cá nhân tham mưu về
công tác tổ chức cán bộ”, Kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu rõ.
Trước đó, như Tiền Phong
đã thông tin trên số báo ra ngày 25/11, kết quả xác minh 30 người có tên
trong đơn tố cáo gửi Bộ GTVT tại Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền
Nam thì đã phát hiện 15/30 người có quan hệ gia đình với Tổng giám đốc…
Theo Tiền Phong
|
Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét