“Trào lưu”
xây trụ sở tiền tỷ:
Sau tỉnh nghèo đến huyện
nghèo
Cập nhật lúc 15:16
(Tin
tức thời sự) - Lần thứ ba trong vòng 30 năm, huyện vùng cao Nam
Giang (Quảng Nam) chuyển trụ sở, gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng.
Được biết,
trung tâm hành chính của huyện Nam Giang trước đây có trụ sở ở Bến Giằng (xã
Cà Dy), đến năm 1984, trung tâm hành chính huyện hoàn tất việc chuyển xuống
thị trấn Thạnh Mỹ. Hơn 10 năm sau đó, do sợ ô nhiễm, trụ sở huyện lại chuyển
lên vị trí cũ là Bên Giằng.
Và lần này,
theo phản ánh của nhiều tờ báo trong nước, chính quyền huyện Nam Giang đang
triển khai giải phóng mặt bằng để chuẩn bị di dời trung tâm hành chính từ Bến
Giằng về lại thị trấn Thạnh Mỹ, chỉ sau hơn 10 năm sử dụng.
Lý do được lãnh
đạo huyện Nam Giang đưa ra là, ở Bến Giằng không có dân cư sinh sống nên rất
bất tiện, diện tích cũng khá hạn hẹp nên khó phát triển hạ tầng. Các cán bộ,
công chức của huyện đều có nhà ở thị trấn Thạnh Mỹ nên mỗi lần đi làm phải
vượt 10 km, vất vả. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như lo ngại sạt lở, thúc
đẩy kinh tế phát triển…
Phần lớn các
trụ sở cũ ở thị trấn Thạnh Mỹ đã được nhượng lại cho các cơ quan, đơn vị khác
sau một thời gian bỏ hoang. Một số bị phá bỏ như tòa nhà của Huyện ủy, Mặt
trận Tổ quốc, còn trụ sở của Ban chỉ huy quân sự vẫn bỏ hoang từ nhiều năm
nay.
Chính vì vậy,
khi được tỉnh Quảng Nam phê duyệt, trung tâm hành chính mới của Nam Giang sẽ
xây mới toàn bộ trên diện tích gần 100 ha.
Theo Sở Kế
hoạch - Đầu tư, chỉ tính riêng trụ sở của ủy ban huyện được thẩm định hơn 30
tỷ đồng. Ngoài ra còn có hàng loạt trụ sở như Huyện ủy, Tòa án, Ngân hàng Nhà
nước, Bảo hiểm xã hội, Chi cục thi hành án, Viện kiểm sát, Công an….
Ngoài số tiền
xây dựng còn phải bỏ kinh phí để tái định cư, đền bù giải phóng mặt bằng, đầu
tư hạ tầng, giao thông…. Dự kiến sau khi giải tỏa xong, năm 2016 dự án này sẽ
được khởi công và hoàn tất việc di dời vào năm 2020.
Theo báo
VnExpress, huyện Nam Giang có 12 xã, thị trấn với gần 25.000 dân, trong đó
80% là người dân tộc. Tổng thu ngân sách 5 năm qua của huyện đạt 1.861 tỷ
đồng, trong đó 9 tháng đầu năm nay đạt 284 tỷ. Có 70 km đường biên giới với
nước bạn Lào, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp.
Không chỉ có
huyện Nam Giang, dù chỉ là cấp quận, huyện... song đến nay trụ sở của các cấp
này ở nhiều địa phương được xây dựng rất hoành tráng.
Trước đó, báo
VietNamNet từng ghi lại hình ảnh trụ sở bề thế của UBND huyện Mê Linh (Hà
Nội), quận Tây Hồ (Hà Nội), UBND huyện Mộc Châu (Sơn La), UBND xã Tà Lèng, TP
Điện Biên Phủ, tỉnh Điên Biên... Thậm chí quận Hoàng Mai của Hà Nội được xây
dựng trung tâm hành chính tập trung với diện tích hơn 10ha, tổng vốn đầu tư
gần 90 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đưa
vào sử dụng từ tháng 12/2009, không lâu sau đó công trình đã xuống cấp nghiêm
trọng khi sân nền, lối lên tòa nhà bị sụt lún, trần mái hành lang, nhà vệ
sinh bị thấm dột, bong tróc.
Trong khi đó, ở
cấp tỉnh, thành phố, nhiều địa phương trong thời gian qua đã xây dựng hoặc
công bố kế hoạch xây dựng trung tâm hành chính ngàn tỷ như Bình Dương, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Cần Thơ, Nghệ
An, Hải Phòng...
Mới đây nhất,
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện
việc đầu tư xây dựng trung tâm hành chính tập trung để có điều kiện đánh giá
kỹ hơn và rút kinh nghiệm việc đầu tư tư xây dựng trung tâm hành chính
tập trung.
Thủ tướng Chính
phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các cơ
quan liên quan tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện việc đầu tư xây dựng
trung tâm hành chính tập trung tại các địa phương trong thời gian qua và đề
xuất giải pháp phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(Theo Đất Việt) Minh Thái
|
Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét