"Kẻ phạm tội nặng phải chịu bỏ
vạc dầu, cho hổ ăn thịt"
Cập nhật lúc 13:31
Nếu phạm tội nặng mà hình phạt nhẹ thì
luật pháp không thắng được kẻ gian, như vậy là từ hình phạt sẽ làm nảy sinh
thêm hình phạt, xã hội ngày càng rối loạn.
LTS: Một số Đại biểu chuyên trách thảo luận
Dự thảo Bộ luật hình sự đồng tình với quan điểm “Bỏ hình phạt tử hình ở nhiều
tội danh càng tốt”.
Trước những ý kiến này, tác giả Trần Danh Tuyên hiện công tác tại Sư đoàn 316, Quân khu 2, Đoan Hùng – Phú Thọ nêu quan điểm của mình về vấn đề này. Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết. Bên lề hội nghị Đại biểu chuyên trách thảo luận Dự thảo Bộ luật hình sự, một số ý kiến đề nghị bỏ hình phạt tử hình đối với 7 trên 22 tội danh có hình phạt tử hình trong quy định hiện hành bao gồm: cướp tài sản; phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh và tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Một số đại biểu đã đồng tình với quan điểm “Bỏ hình phạt tử hình ở nhiều tội danh càng tốt”, rằng “Tước đoạt mạng sống của người khác vì bất cứ lý do nào đều không nên”… Về việc này, cá nhân tôi xin trình bày một số ý kiến như sau: Thứ nhất, nếu pháp luật và người thực thi pháp luật của Nhà nước mà mạnh thì nước luôn luôn mạnh, ngược lại thì nước sẽ yếu. Qua đó để thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của pháp luật đối với hệ thống chính trị và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy nên phải xây dựng một hệ thống pháp luật mạnh - mạnh ở đây là đủ sức để răn đe. Thứ hai, đã nói đến pháp luật, nói đến làm luật thì tuyệt đối không được có ý nghĩ hoặc khái niệm “nên” hay “không nên”, bởi “nên” hay “không nên” thì luật pháp sẽ không “chắc chắn”, mà luật pháp không chắc chắn thì không thể triệt để thực thi được.
Thứ ba, điều mà tuyệt đại đa số con người sợ nhất là bị tước đoạt đi
mạng sống! Và nếu như mạng sống không còn bị đe doạ nữa thì cũng tuyệt đại đa
số con người sẵn sàng bất chấp tất cả để tranh đoạt lợi ích.
Những điều tôi trình bày ở đây là căn cứ vào bản chất của con người chứ không phải những luận điệu tuyên truyền “nhân tính bản thiện” của một số người. Phải chấp nhận bản chất con người như nó tồn tại - đó là ham lợi riêng. Do vậy, nếu con người mà mưu lợi riêng mà đi ngược lại lợi chung thì phải thẳng tay trừng trị, nếu không thì hệ thống chính trị và xã hội sẽ không thể kiểm soát được. Thứ tư, một số đại biểu cổ vũ cho “giáo dục thuyết phục”. Xin thưa rằng: Thực tế có những con người không thể giáo dục được, hoặc chỉ có thể giáo dục được khi áp dụng hình phạt nghiêm khắc. Thử nhìn lại tính hiệu quả của giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật hiện nay tại Việt Nam thì mấy ai tin rằng có thể ngăn chặn, đẩy lùi cái xấu, cái ác thông qua giáo dục thuyết phục? Rất dễ để nói 4 chữ “giáo dục thuyết phục”, xong vô cùng khó khăn để có thể thực hiện được. Tử hình chính là một biện pháp giáo dục - giáo dục bằng sự sợ hãi, bằng cái giá phải trả cho tội ác.
Tử hình là bài học
đắt giá có tác dụng răn đe đối với những kẻ nuôi dã tâm làm điều ác. Sự nhân
văn, nhân đạo đối với tội ác chính là khuyến khích cho tội ác, là làm tổn hại
đến những lương dân vô tội.
Thứ năm, cần bổ sung thêm Tội buôn người vào nhóm tội danh áp dụng hình phạt tử hình. Thực tế tại Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều vụ buôn người dẫn tới hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như chết người… Hơn nữa, nạn buôn người ở Việt Nam hiện nay diễn biến hết sức phức tạp, không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Do đó, bổ sung Tội buôn người vào nhóm tội danh áp dụng hình phạt tử hình là cần thiết và phù hợp. Thứ sáu, trong bối cảnh hiện nay, khi tham nhũng được đánh giá là tràn lan, đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tội phạm có dấu hiệu gia tăng… Song không ít những người thực thi pháp luật lại thiếu nghiêm minh, khiến cho pháp luật vốn đã nhiều kẽ hở lại đôi khi chưa được thực sự tôn trọng. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu lực của pháp luật, làm gia tăng các loại tội phạm. Hãy thử hình dung, nếu vi phạm pháp luật mà chắc chắn sẽ bị xử lý theo luật định thì người ta có dám vi phạm hay không? Còn thực tế hiện nay thì vài nơi vài chỗ, vi phạm pháp luật chưa chắc đã bị xử lý, dù có bị xử lý thì cũng chưa chắc đã theo đúng luật định. Vậy thì pháp luật mất đi tính nghiêm minh, người dân từ đó mà coi thường pháp luật, dẫn tới vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Đó là còn chưa kể đến sự móc nối, liên kết giữa tội phạm với những người thực thi pháp luật. Do vậy, cần phải tăng nặng hình phạt đối với loại tội phạm này. Nhìn lại lịch sử Việt Nam: Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Vua Đinh Tiên Hoàng muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong chuồng cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn thịt" (Đại Việt sử ký toàn thư). Nhờ luật pháp chắc chắn và nghiêm khắc nên thiên hạ thái bình. Pháp luật là cái để ngăn chặn hành vi sai trái đi ngược lại với lợi ích của tập thể, hình phạt nghiêm khắc và chắc chắn là để đảm bảo đủ sức răn đe. Nếu phạm tội nặng mà hình phạt nhẹ thì luật pháp không thắng được kẻ gian, như vậy là từ hình phạt sẽ làm nảy sinh thêm hình phạt, xã hội ngày càng rối loạn, đất nước ngày càng suy yếu.
(Theo
Giáo dục VN) Trần Danh Tuyên
Ông Bộ trưởng KHĐT đã từng phát biểu rất ngây thơ trước QH rằng tội phạm kinh tế không nên tử hình mà đánh mạnh vào kinh tế (phạt nặng, thu hồi tài sản) khác họ sẽ "sợ"! Ông này không biết rằng nhân đạo với kẻ tội trọng cũng là vô nhân đạo với người lương thiện. Chỉ có suy nghĩ sâu xa mới hiểu được chuyện này.
Thương Giang
|
Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét