"Sáng kiến" của ông Tập
Cận Bình thất bại vì bành trướng Biển Đông
Cập nhật lúc 20:12
Các nước nên kiềm chế và không nên để mình bị lóa mắt bởi chiến
dịch PR này của Bắc Kinh. Mọi dự án hợp tác với Trung Quốc chỉ nên xem xét
khi nó thực sự...
Suthichai Yoon, một
nhà bình luận của tờ The Nation Thái Lan ngày 24/9 cho biết, Bắc Kinh đã
chính thức tung ra hoạt động quảng bá sáng kiến "Một vành đai, một con
đường" tại triển lãm Trung Quốc - ASEAN (EXPO) tại Nam Ninh vừa qua. Phó
Thủ tướng nước này ông Trương Cao Lệ mở màn với trích dẫn câu ngạn ngữ Trung
Quốc, đại ý nói rằng anh em đồng tâm sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng lớn.
Tuy nhiên đề xuất 6
điểm của ông Trương Cao Lệ trong việc quảng bá "sáng kiến" này của
ông Tập Cận Bình đã thất bại trong việc giải quyết một khía cạnh khác không
kém phần quan trọng trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN: Điều gì sẽ xảy ra
khi "anh em" chia sẻ chung một mục đích, nhưng lại bất đồng trong
các vấn đề khác? Phản ứng từ 10 nước thành viên ASEAN với "sáng
kiến" của ông Tập Cận Bình rất khác nhau.
Một nhà bình luận tại
diễn đàn này nói với Suthichai Yoon: "Tôi đã không thấy hoặc nghe nói
bất kỳ thành viên ASEAN nào sắp công khai hỗ trợ ý tưởng Con đường Tơ lụa
trên biển thế kỷ 21 cho đến nay. Những gì tôi thấy là một sự thâm hụt niềm
tin trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số thành viên ASEAN về vấn đề
Biển Đông".
Rõ ràng Trương Cao Lệ
nhận thức được sự nghi ngờ kéo dài của một số thành viên ASEAN, đặc biệt là
Việt
Một nhà bình luận
khác tham dự EXPO lần thứ 11 nói: "Thách thức khác đặt ra là làm sao
Trung Quốc và các nước ASEAN có thể làm việc trên một cơ chế đa phương chứ không
phải một cách tiếp cận song phương để cho tất cả các nước có thể thu được lợi
ích tối đa từ ý tưởng chung. Trung Quốc thích một thỏa thuận song phương,
nhưng hầu hết các thành viên ASEAN sẽ muốn làm việc với Trung Quốc bằng cơ
chế đa phương".
Chon Shi-yong, biên
tập viên của tờ The Korea Herald tham dự EXPO 11 ngày 24/9 bình luận, có thể
chia ASEAN thành 3 nhóm theo thái độ của các nước với "sáng kiến"
của Tập Cận Bình. Nhóm sẵn sàng ủng hộ đầy đủ gồm Thái Lan, Lào và Campuchia.
Nhóm cơ bản hỗ trợ nhưng vẫn quan tâm lo ngại về một trật tự mới mà Trung
Quốc là trung tâm, bao gồm
Nhóm thứ 3 cảm thấy
không thuyết phục về lợi ích thực sự trong động thái này của Trung Quốc, bao
gồm Việt
Nhưng những tuyên bố
công khai của ông Trương Cao Lệ rằng "Trung Quốc kiên quyết giữ vững chủ
quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải, an ninh quốc gia của mình"
khiến các nước lo ngại, đặc biệt là những hành vi leo thang của Trung Quốc
đang công khai diễn ra trên Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế.
Ông Lệ lại nhắc lại
luận điệu cũ, rằng Bắc Kinh cam kết giải quyết tranh chấp một cách hòa bình
"với các nước liên quan trực tiếp" thông qua tham vấn trên cơ sở
"tôn trọng lịch sử" và luật pháp quốc tế. Vấn đề vẫn là đàm phán
tay đôi với từng nước, vấn đề vẫn là "chủ quyền lịch sử", tức một
thứ lịch sử do Trung Quốc tạo ra chứ không phải các nguyên tắc của công pháp
quốc tế - PV.
Đừng lóa mắt vì chiến thuật quảng bá của
Trung Quốc
Xung quanh động thái này của Bắc Kinh, Moritz Rudolf từ
Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ngày 24/9 bình luận trên The Diplomat,
sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của ông Tập Cận Bình có
nguy cơ thất bại, bất chấp chiến dịch quảng bá quy mô lớn mà Bắc Kinh đang
tung ra. Thực tế khác xa so với những gì các nhà lãnh đạo Trung Quốc hùng
biện.
"Sáng kiến"
này được ông Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Kazakhstan tháng 9/2013,
một tháng sau ông Bình lại đưa ra "sáng kiến" gọi là "Con
đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" khi sang thăm Indonesia. Trong hầu hết
các diễn đàn ngoại giao cũng như khi công du nước ngoài, Tập Cận Bình đều
thúc đẩy quảng bá cho "sáng kiến" này của mình để mở rộng ảnh hưởng
kinh tế, chính trị của Trung Quốc tại châu Á và châu Âu.
Nhưng thời kỳ Trung
Quốc tìm kiếm lợi nhuận kinh tế từ các khoản đầu tư mang động cơ chính trị đã
qua lâu rồi. Bắc Kinh đã có ý định đầu tư hơn 900 tỉ USD trong việc mở rộng
cơ sở hạ tầng tại châu Âu, châu Á. Tuy nhiên đến nay Trung Quốc cần tiền để
ổn định nền kinh tế và thị trường tài chính đang trì trệ. Dự trữ ngoại tệ của
Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng 8 vừa qua.
Chính vì những khó
khăn tài chính mà một số dự án đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng ở nước
ngoài đã đi vào bế tắc. Ví dụ đường ống dẫn dầu và khí đốt được gọi là Năng
lượng Siberia mà Trung Quốc và Nga ký kết tháng 5 năm ngoái đang có nguy cơ
treo vô thời hạn. Số phận đường ông dẫn khí đốt Altai kết nối phía Tây
Ở mức độ cơ bản hơn,
Trung Quốc đang có một bước tiến kinh tế ngược, thay vì đặt trọng tâm nhiều
hơn vào nhu cầu trong nước, Bắc Kinh đang suy đoán về thị trường xuất khẩu
mới vào địa bàn không ổn định như Pakistan. Trung Quốc xuất khẩu công suất dư
thừa của các doanh nghiệp nhà nước ra nước ngoài, bằng cách này lãnh đạo
Trung Quốc đang cản trở khả năng của chính mình để vượt qua khủng hoảng.
Tập Cận Bình còn đưa
ra ý tưởng xây dựng "cộng đồng chung vận mệnh", tuy nhiên ông không
thể truyền đạt nội hàm của khẩu hiệu này là gì và thất bại trong việc thuyết
phục các quốc gia khác về tính hấp dẫn trong ý tưởng của mình.
Trong khi Tập Cận
Bình cam kết hợp tác hai bên cùng thắng, nhưng chiến thắng lớn nhất sẽ thuộc
về Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc vừa là chủ đầu tư, đồng thời còn là kiến
trúc sư, chủ thầu thi công các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài mà
họ cho vay (thậm chí công nhân làm việc đơn giản nhất trong các dự án này
cũng từ Trung Quốc - PV).
Mặt khác Trung Quốc
đang ngày càng hung hăng trong chính sách đối ngoại, nhất là ở Biển Đông. Bởi
vậy các nước nên kiềm chế và không nên để mình bị lóa mắt bởi chiến dịch PR
này của Bắc Kinh. Mọi dự án hợp tác với Trung Quốc chỉ nên xem xét khi nó
thực sự khả thi về mặt kinh tế.
(Theo GDVN) Hồng Thủy
|
Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét