Có hiện
tượng liên kết để tăng giá thuốc?
Cập nhật lúc 08:02
Đó là băn khoăn của
Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Uông Chu Lưu khi cho ý kiến vào dự Luật Dược (sửa
đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH chiều 18.9.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH nêu rõ:
Các quy định về nguyên tắc quản lý nhà nước về giá thuốc, biện pháp quản lý
giá thuốc và trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong việc quản lý nhà
nước về giá thuốc của dự thảo luật đã phù hợp với Luật Giá.
Tuy nhiên, Luật Giá và các văn bản hướng dẫn cũng như dự thảo
luật chưa làm rõ tiêu chí để đảm bảo tính khả thi đối với việc thực hiện biện
pháp bình ổn giá đối với thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá,
ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Từ đó, cơ quan thẩm tra đề nghị
Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể tiêu chí này trong dự thảo
luật, làm cơ sở để Nhà nước can thiệp khi giá thuốc có biến động bất thường.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng: Sau khi gia nhập WTO (năm
2007), số lượng Cty dược nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam tăng mạnh,
số lượng thuốc nước ngoài được cấp đăng ký tăng, tự do mở cửa thị trường.
Nhưng thuốc nước ngoài nhập khẩu đa số là thuốc đặc trị được bảo hộ chặt chẽ,
dù được tháo gỡ các rào cản thương mại nhưng chưa giảm giá bán mà đa số giá
liên tục tăng. “Vậy nguyên nhân ở đâu? Có hiện tượng liên kết doanh nghiệp
nước ngoài với Cty phân phối thuốc trong nước để tăng giá hay không?....
Vậy trong luật này, cơ chế quản lý giá thuốc có điều chỉnh được
việc này hay không để bảo đảm giá thuốc không có tăng đột biến?” - Phó Chủ
tịch QH Uông Chu Lưu đặt câu hỏi. Để lường hóa vấn đề này, dự thảo luật giao
cho Chính phủ quy định. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch QH, đây là vấn đề lớn, bên
cạnh việc giao cho Chính phủ quy định chi tiết nhưng luật phải có những
nguyên tắc quy định bình ổn trong trường hợp biến động mặt bằng giá thuốc.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, 10 năm thi hành Luật
Dược, Việt Nam không có bứt phá, hiện 90% số thuốc là nguyên liệu nhập. Thuốc
Việt
Theo người đứng đầu QH, hiện nay các nhà máy dược nhiều nhưng
thực chất là bào chế, công nghệ sản xuất thuốc lạc hậu, chủ yếu nhập nguyên
liệu, rồi đóng rập. Dẫn ra một ví vụ về “một lần mua gói thuốc, nhờ công an
kiểm tra thì tá hỏa phát hiện đó là thuốc tây giã nhỏ, trộn với bột gạo, mật
ong rồi vo viên lại”, Chủ tịch QH khẳng định: Sản xuất thuốc của Việt Nam
đang trong tình trạng đáng lo ngại trong khi các vùng nguyên liệu thuốc không
phát triển được.
Chủ tịch QH nhấn mạnh: Luật Dược ra đời phải mở ra cơ hội làm ăn
cho mọi người từ trồng cây thuốc, phát triển vùng nguyên liệu thuốc đến sản
xuất thuốc. “Người trồng cây thuốc phải giàu lên. Nhà nước bảo đảm thủ tục
đầu tư sản xuất kinh doanh vào công nghiệp dược thuận lợi. Phải sớm ban hành
luật này, để sang năm có thể phát triển ngành dược. Phải khắc phục tình trạng
10 năm nay có luật nhưng ngành dược vẫn chưa phát triển, người Việt
(Theo Lao động)
XUÂN HẢI
|
Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét