Vỡ ống nhiều, giá nước phải tăng?
Cập nhật lúc 07:20
Nhiều hộ dân ở các quận Cầu Giấy,
Thanh Xuân, Từ Liêm… (Hà Nội) đang phải “sống mòn” trong tình trạng thiếu
nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều người phải dùng nước giếng khoan, nước mua
từ xe bồn để chống “khát” qua ngày. Nhiều người cho biết, họ “sốc” và bức xúc
hơn khi hay tin Hà Nội công bố giá nước sẽ tăng thêm 20% kể từ ngày 1/10.
Thiếu nước sạch
trầm trọng, nhiều người dân Thủ đô vật vã đi kiếm nước xe bồn, nước đóng
bình, nước giếng khoan... Ảnh: Thanh Hà.
Trong khi hàng triệu người dân thủ đô còn chưa hết bức xúc do
phải chịu cảnh “khát” nước vì đường ống nước sông Đà tiếp tục vỡ (tới lần thứ
15) thì thông tin thành phố Hà Nội công bố tăng giá nước thành chủ đề bàn tán
khắp các khu ngõ đang chịu cảnh “khát” nước mấy tháng nay. Tìm đến phố Pháo
Đài Láng vào buổi trưa nắng, nhiều hộ dân ở đây vẫn loằng ngoằng vòi bơm
nước.
“Tháng trước mất nước hơn nửa tháng, chúng tôi phải mua nước xe
bồn dùng. Sang tháng này cứ ba bốn ngày lại mất nước một lần. Tính đến hôm
nay khu phố này mất nước sang ngày thứ tư rồi. Chất lượng phục vụ không đảm
bảo, nghe bảo sang tháng lại còn tăng giá nước, cứ thế này ai mà chấp nhận
được”, anh Nguyễn Văn Hoàng, người dân khu phố than.
Cô Đỗ Thị Anh ở
phố Pháo Đài Láng cho biết, sáng nay, ra phố mọi người càng thêm bực bội khi
nghe tin giá nước lại tăng. “Mất nước cả mấy tháng trời, nước đi xin, mua về
chỉ dám dùng nấu cơm, rửa rau. Các sinh hoạt khác đều dùng nước giếng khoan.
Thành phố ra quyết định tăng giá nước cứ thử nghĩ nếu gia đình mình mất nước
cả tháng trời, đi vệ sinh mấy lần mới dám giội nước xem có bức xúc không?”,
cô Anh nói.
Cô Anh không
ngần ngại vạch chân lên cho phóng viên xem những vệt mẩn ngứa, dị ứng còn để
lại vết thâm khi cô phải dùng nước bẩn. “Dùng nước giếng khoan tắm, trước mẩn
ngứa nổi khắp người. Mua mất bao tiền thuốc uống, bôi nó mới đỡ”, cô Anh than.
Người dân Hà Nội đi lấy nước ăn từ xe
bồn trở tới. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Cũng chịu cảnh
mất nước từ nhiều tháng nay, nhiều hộ dân ở tổ 3, phường Láng Hạ chia sẻ họ
bị “sốc” khi nghe tin tăng giá nước sinh hoạt. “Tôi và nhiều người dân ở khu
vực này đúng bị “sốc” khi nghe tin tăng giá nước. Nhiều tháng nay mất nước,
tôi phải dùng nước nhiễm phèn ở giếng khoan của gia đình mà trước chỉ dùng để
phục vụ cho nhà vệ sinh. Chất lượng phục vụ như thế mà cũng đòi tăng giá nước
được sao? Hay họ tăng giá theo số lần đường ống vỡ?”, ông Nguyễn Văn Vinh,
cán bộ hưu trí ở phường nói.
“Khổ lắm, tối nào gia đình cũng phải đi
mua nước về tắm giặt. Nếu lãnh đạo quyết định tăng giá nước, tôi mời các ông
về đây sống thử một tuần. Nếu các ông ấy chấp nhận được thì giá nước 100
nghìn đồng/1 khối tôi cũng đồng ý”.
Anh Nguyễn Đình Bảo nói
Chị Nguyễn Thị Linh, ở phường Láng
Hạ cho biết, từ khi mất nước, gia đình chị mỗi tháng tốn thêm gần 500 nghìn
tiền mua nước từ xe bồn, giặt quần áo ở tiệm. “Thiếu nước, lúc đầu tôi giặt
bằng nước giếng khoan nhưng quần áo công sở của tôi và chồng bị vàng ố nên
gia đình quyết định giặt khô ở tiệm với giá 10 nghìn đồng/kg. Tôi đồng ý tăng
giá nước nếu chất lượng nước đảm bảo, không để xảy ra tình trạng vỡ ống, mất
nước thêm lần nào nữa. Giữa Thủ đô mà dùng nước đôi khi đục ngầu, thiếu nước
như thế này ai mà chấp nhận được tăng giá”, chị Linh nói.
Trở lại khu vực xóm Chùa, Triều Khúc, Tân Triều, huyện
Thanh Trì nơi bị rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng hơn 3 tháng
liền mà báoTiền Phong đã phản ánh trong tháng 8 vừa qua, tình
trạng mất nước vẫn triền miên. Ngõ nhỏ, xe chở bồn không vào được người dân
nơi đây phải sử dụng xe 3 gác, xe ô tô tải cỡ nhỏ lót bao ni lông ra đường
lớn mua nước từ xe bồn chở về.
“Khổ lắm, tối
nào gia đình cũng phải đi mua nước về tắm giặt. Nếu lãnh đạo quyết định tăng
giá nước, tôi mời các ông về đây sống thử một tuần. Nếu các ông ấy chấp nhận
được thì giá nước 100 nghìn đồng/1 khối tôi cũng đồng ý”, anh Nguyễn Đình Bảo
người dân trong phố nói.
Nhiều hộ dân ở Hà Nội phải tắm rửa
bằng nước giếng khoan.
Sinh viên, công nhân thuê trọ hoang
mang
Phòng trọ của
sinh viên Lê Văn Huy, quê Hà Tĩnh, sinh viên Trường ĐH Hà Nội và nhóm bạn
thuê trọ ở xóm Chùa, Triều Khúc chịu cảnh mất nước nhiều tháng nay. “Mất nước
ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, sinh hoạt của chúng tôi, bây giờ còn lo
hơn khi có thông tin sắp tới giá nước tăng. Phòng trọ của chúng tôi có 4
người xuất thân từ gia đình đều làm nông nghiệp, ra Hà Nội học tập mỗi tháng
chi gần 2 triệu đồng cho tiền phòng trọ, sinh hoạt. Ở đây, em chịu mức giá
điện 5.000 đồng/kWh, nước 40 nghìn đồng/1 khối. Chủ nhà vừa báo sang tháng,
thành phố tăng giá nước nên bà cũng tăng lên 55 nghìn đồng/khối. Tiền điện,
nước mỗi tháng nhiều gần bằng tiền ăn”, Huy bộc bạch.
Anh Nguyễn Anh
Cương, công nhân Cty sản xuất xe đạp Thống Nhất cho biết, lương mỗi tháng anh
được gần 4 triệu đồng. Ngoài chi phí ăn ở, sinh hoạt ở Hà Nội, anh phải nuôi
hai con ăn, học. “Giá tiền điện vừa tăng, nay lại nghe chủ nhà bảo sang tháng
tăng tiền nước vì thành phố tăng giá. Đọc báo thấy các “lãnh đạo” bảo tăng
giá nước sạch không đáng kể, nhưng các “ông ấy” có đặt mình vào hoàn cảnh của
những người lao động nghèo như chúng tôi không”? anh Cương nói.
Năm 2008, Dự án Nhà máy nước sông Đà giai đoạn 1, công
suất 300.000 m3 một ngày đêm và đường ống truyền dẫn từ Hòa Bình về đến đường
Vành đai 3 do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư được đưa vào vận hành,
khai thác cung cấp nước sạch cho nhân dân. Năm 2010, hệ thống cấp nước sông
Đà đạt Cúp vàng chất lượng Việt
(Theo Tiền
phong) Quang Lộc
|
Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét