Ai ký cho xây nhà cao vọt gần Lăng
Bác?
Cập nhật lúc 21:37
TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, nếu một
tòa nhà cao tầng như thế thì có thể khống chế một diện rất rộng và xét về
khía cạnh an ninh thì không nên có công trình này ở gần Lăng Bác.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng an ninh
Thủ tướng Chính
phủ vừa có văn bản yêu cầu Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ
quan liên quan kiểm tra,về việc chấp hành quy định về quản lý quy hoạch kiến
trúc, đầu tư xây dựng của tòa nhà cao tầng tại số 8B Lê Trực (Q.Ba Đình, Hà
Nội).
Trong tháng
9/2015, Hà Nội phải báo cáo gấp về việc này.
Liên quan đến
việc này, hiện có nhiều ý kiến về vị trí của cụm công trình, bởi toà nhà được
cho là cao nhất khu vực Ba Đình, cao hơn hẳn Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trao đổi với
chúng tôi TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Phó Chủ tịch
UBND tp Hà Nội cho biết, ông cũng đang theo dõi các thông tin liên quan đến
công trình này.
Theo TS Liêm, việc
quy hoạch khu vực Ba Đình đã được Bộ Xây dựng thực hiện và Thủ tướng Chính
phủ chấp thuận.
"Khu vực
Lăng Bác, Phủ Chủ tịch... là các công trình di sản được bảo tồn và để bảo vệ
thì luôn được quy hoạch một bán kính để bảo vệ.
Ở đây, trong khu
vực Ba Đình, ngay từ thời Tổng Bí thư Trường Chinh đã có chỉ đạo, các công
trình xây dựng xung quanh khu vực này, có bán kính lên tới cả nửa km thì
không được cao quá Lăng Bác.
Ngay khi thực
hiện nhà Quốc hội, cuộc thi tuyển chọn phương án cũng có điều kiện không được
cao quá Lăng, cho nên các nhà kiến trúc đã phải tính toán rất kỹ", TS
Liêm cho hay.
TS Liêm cũng đặt
vấn đề, quy định đã vậy nhưng không hiểu việc quản lý quy hoạch ở khu vực này
như thế nào.
"Thực ra,
hiện nay, phía Quán Thánh, Nguyễn Cảnh Chân cũng đã có những tòa nhà lên cao
tầng và bây giờ tiếp tục có tòa nhà này rất gần khu vực Lăng.
Ở đây, Bộ Xây
dựng cần rà soát để so sánh với quy hoạch để trả lời rõ xem viêc xây dựng
công trình này có vi phạm không?", TS Liêm nhấn mạnh.
Giải thích về
việc tại sao phải hạn chế chiều cao các công trình quanh khu vực Lăng Bác,
Quảng trường Ba Đình, TS Liêm lý giải, nếu các công trình xung quanh cao lên
sẽ khiến cho khu Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác bé lại.
"Cũng như
xung quanh hồ Hoàn Kiếm chúng ta cũng không cho phép nhà cao tầng, bởi nhà
cao tầng lên cao sẽ làm hồ bị thu nhỏ lại và ở đây cũng như vậy.
Quảng trường Ba
Đình là công trình nổi tiếng của thủ đô và cả nước, phải có một bề rộng, uy
nghi nhất định, nếu bé lại thì sẽ làm giảm bớt giá trị.
Thứ nữa, việc
hạn chế chiều cao các công trình xung quanh cũng là nhằm bảo đảm an toàn, an
ninh cho các cơ quan Trung ương.
Ở đây, tập trung
các cơ quan Trung ương Đảng, Phủ Chủ tịch, Quốc hội, Chính phủ... là đầu não
của cả nước, cùng với đó cũng là nơi tiếp các nguyên thủ, đoàn ngoại giao các
nước đến, chưa kể nhiều hoạt động diễu hành, kỷ niệm... được tổ chức.
Nếu một tòa nhà
cao tầng như thế thì có thể khống chế một diện rất rộng và xét về khía cạnh
an ninh thì không nên có công trình như thế này", TS Liêm nhấn mạnh.
Mặt trước tòa nhà có biển Discovery
Complex II. Ảnh: NLĐ
Đồng thời, TS Liêm cũng đề nghị, Bộ
Công an cũng nên có ý kiến xung quanh việc xây dựng tòa nhà này, bởi, đây là
cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn cho khu vực này.
Cần làm rõ ai là người ký phép cho xây dựng
TS Liêm cũng đặt
thêm vấn đề, trong sự việc này, công trình đã được xây dựng và đang hoàn
thiện nên một câu hỏi được nhiều người quan tâm, đó là ai ký phép cho tòa nhà.
"Tôi chắc
rằng, Sở Xây dựng Hà Nội là nơi cấp phép xây dựng và Sở Quy hoạch kiến trúc
Hà Nội là nơi thỏa thuận quy hoạch nhưng cần làm rõ xem ai là người ký phép
và có sự tác động nào ở ngoài không", TS Liêm nêu ý kiến.
Cùng với đó, TS
Liêm cũng nhắc lại, việc thời gian vừa qua, nhiều công trình ảnh hưởng đến an
ninh quốc phòng quốc gia ở Đà Nẵng hay đỉnh đèo Hải Vân cũng đã được báo chí
phản ánh và sau đó, các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc, dừng các dự án
này.
"Theo tôi
hiểu, các cơ quan quốc phòng, an ninh đều phải xem xét các địa điểm nhạy cảm
về vấn đề này và quy định bán kính bảo vệ.
Đã có nhiều
trường hợp trước đó được phản ánh, phát hiện, tạm dừng nhưng tại sao vẫn lại
xuất hiện tòa nhà trên. Do đó, sau đây, tôi đề nghị cần phải có chủ trương,
quyết sách rõ ràng về vấn đề này", TS Liêm bày tỏ.
Về hướng xử lý,
theo TS Liêm, ở đây, các cơ quan chức năng cần đối chiếu quy hoạch và nếu
chiều cao quanh khu vực Lăng cho phép bao nhiêu thì phải tiến hành xử lý,
tháo dỡ công trình tòa nhà này đảm bảo đúng.
"Nếu tối đa
cho phép được bao nhiêu thì phải tháo dỡ xuống như vậy, dứt khoát phải làm
còn thiệt hại đối với doanh nghiệp thì cơ quan nào cấp phép phải tiến hành
đền bù, bởi, ở đây, người ta cũng xin phép, làm đầy đủ thủ tục.
Nếu sai thì là ở
người cho phép chứ không phải ở họ", TS Liêm nhận định.
Đồng quan điểm
đó, KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, cần
phải xem xét lại quy hoạch chiều cao các công trình quanh khu vực Lăng Bác để
từ đó có hướng xử lý.
"Ở đây cần
phải kiểm tra xem lại quy định là khu vực này được xây bao nhiêu tầng và xem
ai là người cho phép tòa nhà này xây cao đến như vậy", KTS Vạn nói.
Tòa nhà số 8B Lê Trực vừa bị Thủ
tướng yêu cầu kiểm tra nằm nổi bật trên phố Lê Trực, mặt trước hướng ra phía
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tòa nhà Quốc hội.
Hiện tại tòa nhà đã xong phần thô
đang đi vào hoàn thiện, mặt trước tòa nhà đang được lắp kính.
Tòa nhà số 8B Lê Trực (Discovery
Complex II) là tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, căn hộ chung
cư cao cấp và biệt thự liền kề, có tổng diện tích 5.600 m2.
Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu
tư Xây dựng Phát triển Kinh Đô (KinhDo TCi Group).
Dự án có tòa nhà cao 17 tầng và 4 tầng hầm, trong đó 5
tầng trung tâm thương mại, tầng trên cùng là bể bơi, tầng 6-17 là căn hộ,
diện tích mỗi sàn 1.900 m2.
Theo
Trí thức trẻ
|
Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét