'Cả họ' làm
quan huyện, bố con cùng làm... quan tỉnh
Cập nhật lúc 13:41
Phải chăng đã đến
lúc tìm ra giải pháp hữu hiệu chấm dứt cảnh cả nhà làm quan, cả họ làm quan
thiếu minh bạch?
Chuyện “cả họ
làm quan” ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội hay mới đây là chuyện bố và con trai cùng
làm quan chức tại một tỉnh miền Trung đang khiến dư luận rất quan tâm. Nhiều
người không khỏi liên hệ đến cái nếp “một người làm quan, cả họ được nhờ” vốn
không còn xa lạ ở Việt
Điều này khiến
người viết nghĩ đến một chuyện xưa, một chuyện nay ở hai khoảng thời gian,
không gian khác hẳn nhưng đều hữu ích khi soi chiếu vào hiện tượng này.
Chuyện ở Việt
Ở thế kỷ 15,
vua Lê Thánh Tông đã đặt ra luật Hồi tỵ (dịch nghĩa là “tránh đi”), một
nguyên tắc quan trọng trong tổ chức bộ máy chính quyền thời phong kiến. Trong
đó quy định có thể hiểu sơ lược là những người có cùng quan hệ huyết thống,
đồng hương, thày trò, bạn bè không được cùng làm quan hay làm việc ở cùng một
địa phương, công sở. Nếu gặp một trong các trường hợp trên thì phải báo lên
để thuyên chuyển những người này đi các nơi khác nhau.
Tới thời vua
Minh Mạng, ông hoàn thiện và thực hiện triệt để hơn luật hồi tỵ. Theo đó, khi
bố trí quan về trị nhậm tại các địa phương cần phải tránh những nơi: Quê gốc
(quê cha) là nơi có quan hệ họ nội nhiều đời; Trú quán là nơi bản thân đã ở
lâu, học hành, sinh hoạt; Quê ngoại (bao gồm quê mẹ, quê vợ, nơi theo học
trước đây). Chính vì Luật Hồi tỵ mà bộ máy quan lại từ thời Lê Thánh Tôn cho
đến thời Minh Mạng đã có những hoạt động tích cực phục vụ xã hội, giảm tệ
tham nhũng.
Rõ ràng, cả đến
500-600 năm trước, vua quan thời phong kiến đã sớm nhìn ra quy luật khắc
nghiệt giữa quyền và lợi để tìm cách làm trong sạch bộ máy hành chính.
Ngày nay, khi
bàn đến đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khắc phục bất cập trong công tác
cán bộ, nhiều người lại liên hệ đến luật Hồi tỵ. Hiện Khoản 3, Điều 37, Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012)
quy định: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình
giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ
kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa,
ký hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó”. Có thể thấy, quy định đối tượng
và phạm vi áp dụng những quy định của luật “hồi tỵ” ngày nay đã hẹp hơn rất
nhiều so với luật “hồi tỵ” của cha ông ta thuở trước.
Những biểu hiện
tiêu cực của cái dân gian vẫn gọi là “quan hệ, hậu duệ” đã ảnh hưởng không
nhỏ đến tính minh bạch, dân chủ trong bộ máy nhà nước. Phải chăng đó chính là
kẽ hở để những sự việc cả nhà làm quan, cả họ làm quan diễn ra, khiến cho
người dân lo ngại nguy cơ lợi ích nhóm và tham nhũng gia tăng.
…và chuyện nay ở ngoài Việt
Trong khi đó,
tìm hiểu các nước phát triển ở Âu Mỹ, có thể thấy các mối quan hệ liên đới
đến việc các cá nhân thăng quan tiến chức dường như từ lâu đã được xã hội hóa
(thay vì kiểu loanh quanh nâng đỡ “trong nhà” như ở ta). Một điển hình trong
số đó là trường học.
Các trường nội
trú tại các quốc gia phát triển được coi là nơi giúp trẻ em hòa nhập với cộng
đồng. Thậm chí hầu hết các mối quan hệ dẫn đến thăng tiến của một đứa trẻ
trong tương lai đều bắt nguồn từ đây. Vì mối quan hệ này không dừng lại ở các
bạn đồng môn, mà còn với những cựu học sinh lão luyện đã thành danh, ra
trường không chỉ vài mà nhiều năm.
Hệ thống này có
sự gắn bó cực kỳ chặt chẽ, thậm chí trong suốt quá trình của một con người và
giúp họ có thể tạo lập chỗ đứng trong xã hội mà không cần sự trợ giúp của cha
mẹ, anh em, họ hàng. Bởi vậy, niềm mơ ước của nhiều bậc cha mẹ ở các quốc gia
này là cho con vào học trường danh tiếng. Thậm chí họ cho con đi học từ khi
còn rất nhỏ, khoảng 12-13 tuổi để tạo được sự gắn kết sâu sắc và bền vững
trong cộng đồng quan trọng này. Và ngay cả con cái các ông hoàng bà chúa, các
vị tổng thống cũng bám chắc vào các mối quan hệ tại trường nội trú, bởi tương
lai của họ không thể sống nhờ vào sự sắp đặt của cha mẹ.
Ví dụ, Sidwell
Friends là ngôi trường đáng tin cậy của một số tổng thống và lãnh đạo cấp cao
Mỹ. Thành lập vào năm 1883, có cơ sở ở Bethesda, bang Maryland và Washington
D.C. Những học sinh “danh tiếng” của trường có thể kể đến hai con gái của
Tổng thống Barack Obama, cháu của Phó tổng thống Joe Biden, con trai của cựu
Tổng thống Theodore Roosevelt, con gái của cựu Tổng thống Richard Nixon, con
gái của cựu Tổng thống Bill Clinton…
Trong khi đó
tại Anh,
Điều đáng nói,
các trường danh tiếng tại các quốc gia này đều có thể cấp cho học sinh nghèo
nhưng xuất sắc các học bổng theo học. Chính vì vậy, những học sinh này vẫn có
thể dựa vào hệ thống quan hệ có trong trường để phát triển công việc, hỗ trợ
thăng tiến cho cuộc sống mai sau. Có lẽ vì thế, khi đã thành đạt, họ ưa mang
tiền bạc, tài sản về tặng cho trường thay vì chỉ cho gia đình, họ mạc như
truyền thống ở ta.
Ví như kỷ lục
quyên tặng tiền cho đại học Harvard với số tiền trị giá 400 triệu USD từ một
cựu sinh viên của trường này là ông John A. Paulson. Trong khi đó, khiêm tốn
hơn chút ít, tỷ phú Stephen Scharzman, cựu học sinh Yale đã mang 150 triệu
USD tặng trường. Và cũng vì truyền thống này mà nhân tài được nâng đỡ, phát
huy năng lực, xã hội hưởng lợi.
Nhìn từ người
xưa, học từ những quốc gia tiên tiến, phải chăng đã đến lúc tìm ra giải pháp
hữu hiệu chấm dứt cảnh cả nhà làm quan, cả họ làm quan thiếu minh bạch?
|
Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét