Ký túc xá trăm tỉ chỉ một sinh viên ở
Cập nhật lúc 14:01
Ký túc xá tập trung (đường Nguyễn Hoàng, P.7, TP Đà Lạt) được
tỉnh Lâm Đồng đầu tư hơn 220 tỉ đồng xây dựng. Vậy mà năm học 2014 - 2015 chỉ
có… 1 sinh viên ở.
Năm học này số lượng
đăng ký ở cũng chỉ có 120 sinh viên, trong khi sức chứa của ký túc xá lên đến
2.000 sinh viên!
Sinh viên không mặn mà
Đứng cách xa khoảng
3km vẫn có thể thấy hai tòa nhà 12 tầng nổi bật giữa vùng rau rộng lớn. Tuy
nhiên để đi vào được khu ký túc xá không dễ dàng. Con đường chính Nguyễn
Hoàng là đường đất đỏ, nắng bụi bay mịt mù mỗi khi xe chạy qua, mưa thì bùn
lầy lội. Những “ổ voi” sâu nửa bánh xe có ở khắp nơi.
Ký túc xá nằm xa các
trường đại học, cao đẳng lớn tại TP Đà Lạt. Điểm trường gần ký túc xá nhất là
Đại học Yersin Đà Lạt khoảng 3km. Điểm xa nhất là Trường cao đẳng nghề - Du
lịch Đà Lạt khoảng 10km. Giá phòng ở tại khu ký túc xá rất thấp, trung bình
40.000 đồng/người/tháng nhưng nhiều sinh viên không mặn mà vào ở.
Các sinh viên cho
rằng quãng đường đến trường xa, vắng vẻ, khó đi lại, nhất là mỗi khi trời
mưa. Nguyễn Quang Nguyên (Đại học Đà Lạt) cho biết từng tính vào ký túc xá ở
nhưng khi đi một vòng xem thì đành đi thuê trọ bên ngoài với giá cao gấp hàng
chục lần giá của ký túc xá.
“Ký túc xá sạch sẽ
nhưng các tiện nghi khác đều không có như chỗ tập thể dục, chỗ ăn cơm... nên
tính đi tính lại rất bất tiện”, Nguyên cho biết.
Sinh viên Trần Hồng
Thắm (Cao đẳng Nghề Đà Lạt) cũng chọn ở gần trường vì ngoài đi học Thắm còn
đi thực tập và đi làm thêm. Nếu ở ký túc xá sẽ thường xuyên đi về tối, đường
quá vắng vẻ sẽ rất nguy hiểm.
Cả hai khối nhà đồ sộ
hơn 200 phòng có 3 cán bộ quản lý.
Ông Nguyễn Văn Đức,
phó trưởng ban quản lý ký túc xá tập trung TP Đà Lạt, cho biết sinh viên vào
ra không đều dù đang ở thời điểm các trường đón tân sinh viên.
Theo kế hoạch khi xây
ký túc xá, ngoài sinh viên 6 trường đại học, cao đẳng, trung cấp sẽ chuyển
vào nội trú tại ký túc xá thì còn có học viên các trường chính trị, trung học
nghề. Tuy nhiên, sau hơn một năm ký túc xá hoạt động thì học viên các trường
này vẫn chưa đến ở.
Do không có người ở
nên dù hai khối nhà đã hoàn thành nhưng Sở Xây dựng chỉ sử dụng một khối nhà
B3. Ban quản lý cho sinh viên thuê nguyên phòng ở, mà theo giải thích là làm
vậy để tăng nguồn thu và có người ở thường xuyên, tránh bị xuống cấp.
Dự báo chưa sát
Đó là thừa nhận của
ông Nguyễn Dũng, phó giám đốc Sở Xây dựng (đại diện đơn vị chủ đầu tư). Ông
Dũng cho biết dự án tính toán lượng sinh viên cần chỗ ở đến năm 2015 là
khoảng 20.000 người, 80% số đó sẽ vào ở ký túc xá.
Theo ông Dũng, lập dự
toán năm 2009, lúc có nhiều trường đã lập dự án đầu tư vào TP Đà Lạt như ĐH
Kiến trúc TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Bách khoa TP.HCM, sau đó các trường
lại chuyển hướng đầu tư hoặc không đầu tư.
“Điều đó khiến bị hụt
so với dự kiến về lượng sinh viên sẽ ở ký túc xá. Chúng tôi tiên lượng tình
hình không tốt nên mới có chuyện như hôm nay” - ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết
thêm khu ký túc xá tập trung TP Đà Lạt học hỏi mô hình ký túc xá Đại học Quốc
gia TP.HCM, tuy nhiên do điều kiện khác nhau và mức đầu tư đồng bộ cũng khác
nên không thành công.
Về khả năng thu hồi
vốn của công trình hơn 200 tỉ đồng này, ông Dũng nói: “Đây là công trình dân
sinh từ nguồn vốn nhà nước nhằm giải quyết chỗ ở cho sinh viên nên không đặt
vấn đề lợi nhuận và thu hồi vốn lên đầu. Vấn đề là tính toán sai, giờ phải
tính toán cụ thể để khai thác hai khối nhà đã hoàn thành cho hiệu quả nhất có
thể”.
Để tăng sinh viên vào
ở ký túc xá, ông Nguyễn Văn Đức cho biết tỉnh Lâm Đồng cần bố trí vốn để làm
đường nhựa và công trình chiếu sáng, đồng thời thiết lập tuyến xe buýt đưa
đón sinh viên.
Theo thông tin từ Sở
Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng, xe buýt sẽ bố trí sớm. Đường Nguyễn Hoàng
nối ký túc xá và các tuyến đường dẫn vào các trường hiện cũng đã lên kế hoạch.
(Theo Tuổi trẻ) MAI VINH
|
Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét