Chiếc
thang kỳ dị
Cập nhật lúc 08:13
Ai đã từng sống ở làng quê xưa chắc đều biết chiếc thang tre. Các
cụ ta rất thông minh khi đóng chiếc thang bằng loại vật liệu quen thuộc, có phổ
biến ở làng quên Việt
EVN cũng rất khôn khi chọn cách tính giá điện là giá bậc thang và
họ đã thiết kế “chiếc thang” theo nguyên tắc riêng là bảo đảm tuyệt đối an toàn
cho người “bán thang” chứ không phải cho người “leo thang”. Thử xem khoảng cách
giữa các bậc thang của EVN họ “đóng” thế nào:
- Bậc 1: 1.484 đồng/kW. (Chân thang)
- Bậc 2: 1.533 đồng; cách bậc 1: 49 đồng (tạm chấp nhận về độ dài)
- Bậc 3: 1.786 đồng; cách bậc 2: 253 đồng
- Bậc 4: 2.242 đồng; cách bậc 3: 456 đồng
- Bậc 5: 2.503 đồng; cách bậc 4: 261 đồng
- Bậc 6: 2.587 đồng; cách bậc 5: 84 đồng (lúc này giá điện đã tăng
so với bậc 1 là 1.103 đồng tức đã tăng so với bậc 1 là 74%).
Sơ đồ chiếc thang này cho thấy khoảng từ bậc 3 đến 5 có độ dài “khủng”
nhất. Lẽ ra khi bậc 2 “độ dài” là 49 đồng thì các bậc trên phải ngắn dần (chẳng
hạn là 47; 45; 43; 41đ…), nhưng EVN đã không theo nguyên tắc đó. Theo chiếc
thang này thì chỉ những người “leo” bậc thang đầu có lợi. Tuy nhiên với mức
sống và mức tiêu thụ điện của dân ta hiên nay thì số người dùng bậc thang đầu
không nhiều (mức 50 kW), nếu không nói là rất ít. Tôi có 2 bố mẹ trên 80 tuổi
sống ở quê chỉ dùng ti-vi, quạt, 2 chiếc bếp (1 điện, 1 gas) và nồi cơm điện
song chưa bao gờ được hưởng mức 100 kW chứ đừng nói 50kW. Thông thường mỗi
tháng hết khoảng trên 300.000đ, mức này cũng phổ biến với các hộ ít người ở
nông thôn. Con số EVN đưa ra về người sử dụng các mức chỉ là con số riêng của
họ, không ai biết thật ra người dùng điện ở bậc nào chiếm đa số. EVN cho rằng
giá điện bình quân hiện chỉ 1.622,01đ/kWh (giá bình quân). Đây là sự xảo thuật,
đễ gây hiểu nhầm. 1.622,01đ/kWh, đây không phải là cộng bình quân 6 bậc chia ra.
Chia bình quân 6 bậc thì giá điện bình quân hiện nay là 2.202đ. Ngay kết quả trên
EVN đã hạ thấp một cách không trung thực. Thực tiễn lại rất khác, khác xa cái
gọi là giá bình quân trên. Bạn thử tính số người dùng bậc 1 là 1 người, số
người dùng bậc 3, 4, 5… là 100 người thì sẽ thấy giá điện bình quân là bao
nhiêu. Nhìn vào “chiếc thang” giá trên mọi người có thể đoán ra, số người dùng
điện ở bậc 3, 4, 5 trở lên có thể là nhiều nhất, và người “bán thang” sẽ lợi
nhiều hay ít chính là ở nhóm này.
Tại sao EVN không theo nguyên tắc “đóng thang” truyền thống? Tại
sao họ không hạ độ cao của cả cây thang xuống (vì sao bậc thang cao nhất cứ
phải là 2.587đ chứ không phải 1.700đ hay 1.800đ?). Bài toán EVN đưa ra cho
người dân như đã có đáp số sẵn (chiếc thang cao 5m vẫn là 5m, khoảng cách các
bậc thế nào tùy các vị chọn). Lẽ ra với mức tiền điện sử dụng của người dân
tăng vọt lên như vừa qua, họ phải hạ mức bậc và chiều cao “cây thang” xuống cho
phù hợp mức sống của người dân, song họ đã không làm vậy. Bài toán của họ là
phải giữ nguyên lợi nhuận cho EVN, khoảng cách giữa các bậc thang do người dùng
“tự thỏa thuận” với nhau!
EVN là doanh nghiệp Nhà nước, hiện đang độc quyền giá điện. Có thể
nói điện là trụ đỡ cho nền kinh tế. Vai trò, trách nhiệm của họ rất lớn. Cái mà
họ mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Quốc gia chính là tạo điều kiện cho nền kinh
tế phát triển mạnh mẽ. Nếu chỉ vì lợi nhuận của riêng EVN để tính toán thì nền
kinh tế sẽ thiệt hại vô cùng lớn, lợi nhuận của EVN có cao đến mức nào cũng
không thể bù đắp được. Nếu người lãnh đạo vĩ mô nhìn rõ điều này thì rất cần có
bàn tay cứng rắn để “uốn nắn” EVN, trước hết là “chỉnh lại cách đóng chiếc
thang kỳ dị” của họ.
(Theo Dòng quan họ blog) Đinh Hoàng
|
Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét