HÀ TĨNH:
Hơn 200
giáo viên mất việc
Cập nhật lúc 10:50
Nhiều GV vừa bị cắt hợp đồng chia sẻ lo lắng, buồn phiền với PV.
Ngay trước thềm khai
giảng năm học mới 2015 - 2016, 214 giáo viên hợp đồng ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa
nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng. Sự việc khiến cuộc sống của họ như bị
đảo lộn và họ đã có đơn tập thể kêu cứu đến Bộ Nội vụ, Bộ GDĐT, các cơ quan
thông tấn báo chí.
Hụt hẫng, kêu cứu
Theo đơn “kêu cứu” của 214 giáo viên (GV) gửi đến báo Lao Động,
chiều ngày 25.8, họ được mời lên trụ sở UBND huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh để
nghe đại diện UBND huyện, thị xã đọc thông báo chấm dứt hợp đồng đối với 214
GV sau nhiều năm công tác. Từ sau ngày đó, họ chính thức thất nghiệp ngồi ở
nhà với tâm trạng buồn phiền, lo lắng cho cuộc sống của họ từ nay sẽ vô cùng
khốn khó.
Ngày 3.9, chị Nguyễn Thị Dung - GV Tiểu học Kỳ Phú vừa bị cắt hợp
đồng - cho biết, chị sinh ra trong gia đình hoàn cảnh nên phấn đấu ăn học để
có tương lai. Thời điểm đi học, chị bị tai nạn giao thông phải có người nhà
vào nuôi ăn học. Sau nhiều cố gắng, rồi chị cũng có được tấm bằng đại học. Ra
trường về quê, chị được ký hợp đồng công tác tại Trường Tiểu học Kỳ Phú từ 4
năm nay. Thế nhưng, nay chị nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng nên rất
buồn phiền, hụt hẫng. Chồng chị là một lao động tự do, thu nhập bấp bênh. Nay
chị thất nghiệp thì cuộc sống sẽ rất khó khăn vì còn đang nuôi con nhỏ. “Do
ảnh hưởng của tai nạn, chân em vẫn còn đau, sức khỏe kém. Nếu không được đi
dạy nữa thì em cũng chẳng biết làm được việc gì khác. Em thật sự lo lắng cho
tương lai mờ mịt phía trước” - chị Dung buồn bã.
Cũng theo chị Dung, em gái của chị là GV dạy nhạc ở Trường Tiểu
học Kỳ Đồng cũng bị chấm dứt hợp đồng trong số hơn 200 giáo viên bị “cắt” đợt
này. Sự việc khiến mọi thành viên trong gia đình rất buồn, lo lắng.
Chị Nguyễn Thị T - GV một trường tiểu học ở Kỳ Anh - cho biết,
chị hợp đồng được 2 năm nay hưởng lương 85%. Để được ký hợp đồng, bố của chị phải
bỏ ra một khoản tiền khoảng 30 triệu đồng để chạy vạy, lo lắng, nước nôi,nhờ
vả, đi lại này nọ... “Tại thời điểm đó ai cũng muốn xin được việc. Mà một
người đã bỏ ra ba đến bốn chục triệu thì người khác cũng phải thế chứ không
ít hơn. Tiền phải qua cửa này rồi cửa khác, giống như qua cò” - chị T nói.
Cũng theo chị T, nay bị chấm dứt hợp đồng khiến chị rất buồn. Chồng chị là
một lao động tự do, thu nhập không ổn định, nay chị thất nghiệp khiến cuộc
sống sẽ rất khó khăn khi còn phải nuôi con nhỏ.
Mong được tiếp tục công tác
“Trong cuộc họp chiều ngày 25.8, nhiều GV đã đề xuất nguyện vọng
với UBND huyện, Phòng Nội vụ và Phòng Giáo dục huyện để được tiếp tục công
tác và ổn định cuộc sống nhưng phía lãnh đạo vẫn không có bất cứ câu trả lời
nào thiết thực về phương hướng giải quyết công ăn việc làm cho chúng tôi.
Việc chấm dứt hợp đồng khiến hơn 200 GV đang rơi vào tình trạng hết sức khó
khăn, khủng hoảng tâm lý” - đơn kêu cứu của GV ở Kỳ Anh viết.
Cô Nguyễn Thị Dung và nhiều GV khác khi được hỏi đều bày tỏ nguyện
vọng tha thiết được ưu tiên khi có đợt tuyển dụng sắp tới vì họ đã có kinh
nghiệm, có nhiều năm cống hiến, để họ vẫn còn cơ hội theo nghiệp “lái đò” mà
mình đã yêu nghề, tâm huyết bấy lâu nay.
Trước đó, đầu tháng 5.2015, báo Lao Động cũng đã có nhiều bài
viết phản ánh tình trạng hơn 200 GV sắp bị mất việc này. Thời điểm đó, ông
Nguyễn Văn Bổng còn đương chức Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh đã thừa nhận việc
huyện tự ý ký hợp đồng với các GV này mà không qua xét tuyển là sai. Trả lời
câu hỏi liệu có tiêu cực khi ký hợp đồng con số “khủng” như thế rồi lại cắt
đột ngột, ông Bổng cho rằng “không có tiêu cực”; tuy nhiên, không loại trừ ở
dưới “anh em có thể này, nọ”. Ông Bổng thừa nhận như vậy, nhưng ông Bổng cũng
vừa thôi chức chủ tịch huyện. Và thế là 200 GV do ông Bổng ký hợp đồng cũng
mất việc theo.
(Theo
Lao động) Trần Tuấn
|
Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét