Chủ tịch Quốc hội: "Tôi cảnh
báo trước là không có phí phiếc gì đâu đấy"
Cập nhật lúc 06:10
Chủ tịch Quốc
hội đã phát biểu rất gay gắt sau khi nghe báo cáo dự thảo Nghị định quản lý
thiết bị y tế, kèm theo cảnh báo "không có phí phiếc gì đâu đấy".
Cách đây ít phút, Thứ
trưởng Bộ Y tế - ông Nguyễn Viết Tiến đã trình bày trước Ủy ban Thường vụ
Quốc hội dự thảo Nghị định quản lý trang thiết bị y tế. Đáng chú ý, dự thảo
Nghị định đề cập tới vấn đề phí, lệ phí.
Ông Tiến cho hay,
trình tự, thủ tục để công bố hoặc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc cấp
phép gồm rất nhiều hoạt động như: Thẩm định hồ sơ, cập nhật thông tin vào cơ
sở dữ liệu về quản lý trang thiết bị, in ấn phát hành các giấy tờ có liên
quan... và các hoạt động này đòi hỏi phải có nguồn kinh phí.
Tuy nhiên, trên thực
tế các loại phí, lệ phí này lại chưa được ghi nhận trong các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành về phí, lệ phí. Do vậy, để bảo đảm cho việc tổ chức triển
khai Nghị định sau khi được ban hành, dự thảo Nghị định đã quy định các loại
phí, lệ phí sau đây:
Lệ phí công bố đủ
điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế; công bố tiêu chuẩn trang thiết bị y
tế thuộc loại A; công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế; Phí cấp
mới, cấp lại, gia hạn số lưu hành; Phí thẩm định cấp mới, cấp lại giấychứng
nhận kiểm định, hiệu chuẩn.
Việc thu, nộp, quản
lý, sử dụng các loại phí này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về phí,
lệ phí.
Nghe xong báo cáo,
bày tỏ sự đồng tình với việc phải quản lý chặt về trang thiết bị y tế, tuy
nhiên Chủ tịch Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ rõ: “Nghị định như các đồng chí
dự thảo, tôi cho là gay go đấy.
Cái lo thứ nhất là sẽ
thiếu trang thiết bị, vì không sản xuất được, không lưu hành được, không nhập
khẩu được… vì các đồng chí làm kiểu này thì làm sao người ta cựa quậy được
nữa. Nếu các đồng chí làm kiểu này tôi tin là trang thiết bị y tế của
nước ta sẽ cụt hết.
Ngành y tế đã có bài
học rồi, trước đây quản lý thuốc sôi động cả hội trường Quốc hội, nguyên nhân
sâu xa nhất là chỉ có vài anh được nhập khẩu”.
Đồng thời, Chủ tịch
Quốc hội cũng đặt ra một loạt câu hỏi rất đáng suy ngẫm: Ngành y tế đủ sức
làm không? Có vào kiểm tra xem xét tất cả được không Nhập khẩu ngành y tế có
thể kiểm tra xem xét tất cả các loại không?
“Cái này phải rất
chuyên môn, có kỹ thuật, rất có trình độ, chứ không đơn giản chỉ là hội đồng
đâu, Bộ các đồng chí không phải là bộ sản xuất, mà các đồng chí lại nhảy vào
quản lý cấp phép đủ kiểu thế này thì có dẫn đến tiêu cực không?
Trước đây thuốc trước
đã có bao nhiêu chuyện rồi, bệnh viện trở thành tiếp thị, bán thuốc. Bây giờ
làm cái Nghị định này, ai muốn ngọ ngọe gì là phải đến Sở Y tế, đến Bộ Y tế
hết. Các đồng chí có trở thành cái ngành tiêu cực không? Tôi nói các hiện
tượng này các đồng chí phải cảnh báo, lần làm Nghị định này các đồng chí
không có báo cáo đánh giá tác động”, Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.
Cũng theo Chủ tịch
Quốc hội, dự thảo Nghị định không thống nhất pháp luật. Việc quản lý là cần
thiết, nhưng phải thực hiện theo Luật Đầu tư, tức là mọi người có quyền tự do
kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Chủ tịch Quốc hội chỉ
rõ: “Nó có ảnh hưởng tới sức khỏe con người thì phải là ngành kinh doanh có
điều kiện, bao gồm từ đầu tư sản xuất cho đến mua bán sau này, vậy thì luật
pháp quy định rồi phải đáp ứng các điều kiện gì. Chứ không phải hở ra cái là
xin phép, đụng đến là phải xin giấy, đụng đến cái là phải nộp phí. Người bệnh
sẽ không biết bao nhiêu thứ phí, do những cái này cộng vào. Và cái máy về
Việt
Theo quan điểm của
người đứng đầu Quốc hội, việc cần thiết là phải quy định rõ điều kiện, phải
đăng ký với cơ quan quản lý, ai đủ điều kiện thì làm và có kiểm tra, ai không
đủ điều kiện thì bị phạt hành chính, đình chỉ sản xuất, rút giấy phép.
Cuối cùng, Chủ tịch
Quốc hội chốt lại: "Tại sao lại làm kiểu này, các đồng chí đang trở lại
thời bao cấp ngày xưa chứ không phải bây giờ. Làm thế này sẽ thiếu máy là
một, tiêu cực trong ngành là hai, cuối cùng đổ lên đầu bệnh nhân hết, vì một
ca kiểm tra đáng ra một nghìn đồng thì lấy ba trăm nghìn, bốn trăm nghìn vì
cái máy nó đắt, đủ các loại.
Nhà nước cũng thiệt,
người bệnh cũng thiệt, cán bộ công chức cũng bị rủi ro. Tôi cho là các đồng
chí phải đổi mới tư duy đi, phải tính lại.
Làm nghị định là nghị
định điều kiện thôi, chứ không phải nghị định để quản lý kiểu này. Ai
có đủ điều kiện thì làm, tất cả đều bị quản lý, xử lý theo quy định. Cái khó
nhất là điều kiện, mà điều kiện hiện nay quy định chưa đủ à? Chưa đủ, sau này
các đồng chí giao cho Sở Y tế, giao cho bộ phận này, giao cho bộ phận kia,
rồi lại ra điều kiện thì người ta sống sao nổi hả ông Tiến (Thứ trưởng Nguyễn
Viết Tiến – PV).
Nhà sản xuất, nhà
kinh doanh, nhà nhập khẩu sống sao nổi khi mà mỗi cán bộ đến cho vài điều
kiện nữa. Thế thì làm sao mà phát triển được”.
Báo cáo về nội dung
này, bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội chỉ
rõ một số điểm bất cập cần phải xem xét lại:
Thứ nhất, nội dung
thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật phí, lệ phí, đề nghị Ban soạn thảo
nghiên cứu, đề xuất và quy định cụ thể tại dự án Luật phí, lệ phí, không đưa
vào dự thảo Nghị định này.
Thứ hai, hiện nay,
các cơ quan quản lý nhà nước về thiết bị y tế chỉ quản lý một số lượng nhỏ
các mặt hàng thuộc thiết bị y tế. Theo dự thảo Nghị định, số lượng thiết bị y
tế phải quản lý sẽ tăng lên rất nhiều so với khả năng của bộ máy hiện hành (ở
Bộ Y tế chỉ có khoảng 10 cán bộ, các Sở Y tế chỉ 1-2 người) nên việc quản lý
sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, cần quy định lộ trình thực hiện để đảm bảo tính khả
thi của pháp luật.
Thứ ba, Điều 34 dự
thảo giao Bộ Y tế là nơi nhận hồ sơ đăng ký số lưu hành và cấp số lưu hành,
nhưng tại Điều 41 về thu hồi số đăng ký lưu hành lại quy định “Sở Y tế nơi đã
cấp số lưu hành” là chưa đồng bộ.
Thứ tư, đề nghị bổ
sung nguyên tắc liên quan đến xã hội hóa thiết bị y tế (liên doanh, liên kết,
thuê, mượn thiết bị y tế...), viện trợ nhân đạo liên quan tới thiết bị y tế, nguyên
tắc tiêu hủy đối với thiết bị y tế; quy định về phần mềm công nghệ thông tin
thống nhất sử dụng chung.
(Theo Giáo dục
VN) Ngọc Quang
|
Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét