Cảnh báo đỏ: Hồ Tây sắp
thành Ao tù
Cập nhật lúc 06:47
(Quan điểm) -
Nếu nói Hồ Tây là ao tù thì hơi oan nhưng nếu các giải pháp bảo vệ môi trường
không triệt để thì nguy cơ sẽ thành hiện thực.
|
Khai thác nhà hàng nổi trên hồ sau thời gian cấm nay tái hoạt động |
GS.TSKH. NGND
Phạm Ngọc Đăng, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt
Nam đã cảnh báo điều này trước tình trạng ô nhiễm mỗi
trường nước sông hồ tại Hà Nội đang ngày càng báo động.
Theo đó,
GS Phạm Ngọc Đăng cho rằng môi trường của Hồ Tây trong gần nửa
thế kỷ qua thực sự đã bị suy giảm do môi trường nước Hồ Tây đã bị ô nhiễm
nặng gây ra.
"Theo số
liệu về môi trường nước Hồ Tây mà chúng tôi có được thì vào những năm 60 của
thế kỷ trước chất lượng nước Hồ Tây còn rất tốt, hàm lượng BOD5 của nước Hồ
Tây còn bé hơn 6 mg/l, tức là còn thuộc chất lượng nước loại A, nhân dân xung
quanh Hồ thường ra Hồ Tây lấy nước về phục vụ ăn uống.
Thế mà ngày nay
nước Hồ Tây đã bị ô nhiễm tới mức trở thành nước loại B1, B2, hàm lượng BOD5
của nước Hồ Tây ở giữa Hồ cao nhất đạt tới 23 mg/l.
Ở điểm gần
bờ phía đường Thanh Niên cao nhất đạt tới 35 mg/l (vượt cả mức lớn nhất của
nước loại B2 (25 mg/l)", GS Phạm Ngọc Đăng tiếc nuối.
|
Hồ Tây đang gồng mình trước tình trạng ô nhiễm môi trường |
Trước thực
trạng này, năm 2002, khi thực hiện đề tài khoa học độc lập do Bộ KHCM&MT
giao về “Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường 2 vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc và phía Nam, đề xuất các giải pháp BVMT”, GS Phạm Ngọc Đăng cũng như
các nhà khoa học đã đề xuất giải pháp xây cống vòng quanh hồ để thu gom và
ngăn chặn không cho nước thải chảy vào hồ.
Các nhà khoa
học cũng đưa ra dự báo mức độ ô nhiễm nước Hồ Tây sẽ tiếp tục tăng cho đến
khi thực hiện xong giải pháp xây cống vòng quanh Hồ nêu trên.
Sau khi xây
cống ngăn chặn nước thải này, ô nhiễm nước Hồ sẽ suy giảm dần. Số liệu năm 2014
cho thấy đã khoảng 8-9 năm, nồng độ BOD5 thực tế của nước Hồ Tây đã
giảm khoảng 50%.
Tuy nhiên ở khu
vực gần bờ hàm lượng các chất ô nhiễm BOD, COD, NH4+, NO3-, PO43- lớn
hơn gần gấp khoảng 2 lần so với giá trị của điểm đo ở giữa hồ.
Chênh lệch tổng
Coliform giữa 2 điểm đo trên còn lớn hơn, vào các năm 2010, 2011 và 2012 thì
chênh lệch đó là khoảng 4 lần, vào các năm 2013, 2014 thì chênh lệch đó là
khoảng 2 lần.
Nguyên nhân là
vì vẫn còn một số nhà hàng, công trình xây sát bờ vẫn chảy xuống hồ nên ô
nhiễm sau này vẫn tăng lên.
"Nếu như
chúng ta ngăn ngừa được 100% nước thải ô nhiễm thải vào Hồ thì chắc chắn là
chất lượng nước Hồ Tây ở gần bờ và ở giữa hồ sẽ sấp xỉ nhau và chất lượng
nước Hồ Tây sẽ được phục hồi với tốc độ nhanh hơn.
Còn nếu Hà Nội
không áp dụng triệt để các giải pháp này thì chắc chắn nước Hồ Tây sẽ ô nhiễm
nặng trở lại và nguy cơ biến thành ao tù cũng có thể xảy ra", GS Phạm
Ngọc Đăng cảnh báo.
(Theo Đất Việt) Bích Ngọc
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét