Tài trí Hồ Chí Minh - liên tưởng từ
Picasso tới D’Argenlieu
Cập nhật lúc 13:46
Giở lại những trang sử nước nhà - giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10
năm 1946, giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh là thượng khách của nước Pháp đến Paris
rồi trở về bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm - có nhiều chuyện kể về
những cuộc đấu trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chính khách, quan chức,
tướng tá Pháp mà bao giờ phần thắng cũng thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một
trong những câu chuyện hấp dẫn, lý thú đó là màn đấu trí trên chiến hạm
Supphren tại vịnh
|
|
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao uỷ Pháp tại Đông Dương Georges
D’Argenlieu. Ảnh: T.L
|
Chuyện này liên tưởng về hội hoạ, về tình
bạn, về cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạ sĩ Pablo Picasso ở Paris tháng 7.1946,
những “yếu tố cấu thành” dẫn đến cuộc đối thoại trên chiến hạm Suphren lấy
hội hoạ (bức tranh và cái khung) làm cớ.
Và bí ẩn về bức
tranh Picasso tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chúng ta đều biết, trong cuộc đời hoạt động
cách mạng của mình, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là người của hội hoạ:
Người vẽ tranh, minh hoạ, tô màu, sửa ảnh, trình bày báo, và Người tỏ ra rất
có năng khiếu trong môn nghệ thuật này, như chính Picasso nhận xét: “Tôi còn
nhớ bức tranh anh vẽ trên tờ Le Paria, ký tên Nguyễn Ái Quốc; tôi nói với nhà
văn Hăngri BácBuypxơ: “Chỉ mấy nét vẽ đã cho thấy một tư tưởng, một tâm hồn
đẹp tàng ẩn bên trong. Nếu như anh chuyên tâm đi theo con đường hội hoạ, thì
biết đâu, có thể sẽ có một Nguyễn Ái Quốc hoạ sĩ. Nhưng hôm nay anh Nguyễn đã
là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đi đầu của cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do
của dân tộc mình và của các dân tộc bị áp bức khác”. Pablo Picasso đánh giá
cao năng lực, năng khiếu hội hoạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên đã mời Chủ tịch
đi thăm phòng tranh của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem rất chăm chú, lúc
trở lại phòng khách, Picasso trân trọng đề nghị:
- Anh Nguyễn, anh cho tôi một lời
khuyên!
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhã nhặn:
- Tôi đến để chiêm ngưỡng nghệ thuật
của anh. Mọi lời bình phẩm về tranh của Picasso chỉ là nét viền quanh khung bức
tranh. Anh miễn cho tôi, một người am hiểu hội hoạ quá ít.
Thật là lịch thiệp, thấu hiểu và trân
trọng.
Cuộc gặp với hoạ sĩ Pablo Picasso đã để
lại nhiều ấn tượng đẹp và mối quan hệ, vị trí, giá trị của chiếc khung tranh
với bức tranh đã được xác lập rõ nét, in sâu để khi D’Argenlieu buông lời doạ
dẫm “bị đóng khung” với ý “bị khoá chặt”, Chủ tịch Hồ Chí Minh liền lái
“chiếc khung” của D’Argenlieu thành khung tranh mà “đập lại”. Thật là “Gậy
ông đập lưng ông”.
Câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ,
trò chuyện với hoạ sĩ thiên tài người Tây Ban Nha Pablo Picasso giữa thủ đô Paris còn “kể” rằng:
Cuộc trò chuyện càng trở nên thân mật. Pablo Picasso cầm bút vẽ, phác thảo
mấy nét chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vẽ xong Picasso cất bức vẽ vào trong
cặp giấy. Một lúc sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng dậy cáo từ. Picasso tiễn ra
tận cửa rồi tặng bức vẽ cho Người:
- Đây là món quà Paris tôi tặng anh, đó là hình ảnh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh hôm nay và cũng là hình ảnh của Nguyễn Ái Quốc thời thanh
xuân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động nhận lấy bức
vẽ và cảm ơn nhà hoạ sĩ thiên tài rồi giao cho người thư ký giữ. Suốt 9 năm
trường kỳ kháng chiến, người thư ký của Bác Hồ cẩn trọng gìn giữ bức vẽ quý
đó... Sau rồi không biết bức vẽ thất lạc nơi đâu? Cũng có thể đang ẩn khuất ở
một nơi nào đó! Nếu tìm lại được thì bức vẽ của Picasso sẽ lưu lại hình ảnh
sinh động, chân xác về thiên tài Hồ Chí Minh, bậc đại trí, đại nhân, đại dũng
như hình ảnh Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc đã được lưu lại trong bài báo của
nhà thơ Nga Oxíp Manđenstam đăng trên tờ Ogoniok tháng 12.1923 với đầu đề
“Thăm một chiến sĩ cộng sản quốc tế - Nguyễn Ái Quốc”: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã
toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Châu Âu, mà có lẽ là một nền văn
hoá tương lai”.
(Theo
Lao Động) HOÀNG QUẢNG UYÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét