“Chặt khúc” quốc lộ bán vé, dân oằn
mình vì phí: Địa phương thỏa thuận hay... thỏa hiệp?
Cập
nhật lúc 09:50
Trạm thu phí
Nam Hải Vân vi phạm về khoảng cách (70km/trạm), đặt và thu phí ngoài dự án
BOT, đang bị doanh nghiệp, nhân dân phản ứng. Ảnh: THANH HẢI
Trong văn bản báo cáo Chính phủ của Bộ GTVT về những bất hợp lý thu
phí BOT trên QL có lý giải, những bất cập về việc không quy hoạch, đặt trạm thu
phí BOT không đúng vị trí, trái quy định về khoảng cách (70km/trạm) là do có
sự thỏa thuận giữa Bộ GTVT, Bộ Tài chính và chính quyền các địa phương. Tuy
vậy, thực tế có đúng như báo cáo này?
Mạnh ai nấy làm
Một trong những trường hợp bất cập là đặt
trạm thu phí sai vị trí, mà báo Lao Động đã thông tin, là trạm Nam Hải Vân
(Đà Nẵng). Đây nguyên là trạm thu phí hoàn vốn cho dự án XD hầm đường bộ Hải
Vân, được Nhà nước xóa bỏ sau khi thu phí bảo trì đường bộ (2012), nhưng sau
đó lại giao cho Cty 545 (Cienco5) tiếp tục thu phí để hoàn vốn cho dự án BOT
mở rộng 8,2km QL 1A đoạn Hòa Cầm - Hòa Phước. Đáng nói là trạm này nằm hoàn
toàn ngoài dự án, cách đó hơn 20km. DN vận tải phải chịu phí cho dự án BOT
này “oan uổng” hơn 6 năm nay. Trạm này cũng chỉ cách trạm thu phí Hòa Phước
chưa đầy 30km.
Báo cáo với Chính phủ về trường hợp đường
bộ đặt trạm thu phí không thuộc quy hoạch hoặc khoảng cách giữa các trạm thu
phí không đảm bảo tối thiểu 70km trên cùng tuyến đường, Bộ GTVT cho biết,
“trước khi xây dựng trạm thu phí, bộ thống nhất ý kiến với UBND cấp tỉnh và
Bộ Tài chính quyết định...”. Thế nhưng, khi hỏi UBND TP.Đà Nẵng về “thỏa
thuận” với Bộ GTVT để cho phép thu phí trạm Nam Hải Vân trái quy định về
khoảng cách, sai vị trí... thì Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn
lại từ chối. “Anh hỏi GĐ Sở GTVT!” ông Tuấn nói.
Trong khi đó, ông Lê Văn Trung - GĐ Sở GTVT
TP.Đà Nẵng, cho biết chưa nắm rõ, bởi việc thu phí ở QL không do TP thực hiện.
Bộ GTVT và Cty 545 phải có trách nhiệm trả lời về những vấn đề bất cập mà DN,
nhân dân phản ánh. Đà Nẵng không có thỏa thuận nào với các bộ về việc trạm
thu phí ở Nam Hải Vân cả.
Trạm thu phí dự án đường tránh TP.Tam Kỳ,
Quảng
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu
cho biết, tháng 4.2014, Quảng Nam chủ động đóng cửa trạm thu phí này nhưng Bộ
Tài chính và Bộ GTVT có ý kiến khác nhau... và việc thu phí vẫn được tiếp tục.
Việc dựng trạm thu phí mới để thu hoàn vốn dự án mở rộng QL 1A hiện nay, UBND
tỉnh Quảng Nam đề nghị phải dời vào nam huyện Núi Thành để đảm bảo khoảng
cách 70km/trạm (với trạm Điện Thắng ở bắc Quảng Nam), nhưng chưa được các bộ
trả lời thì đã thấy thông tin Chính phủ đồng ý cho 3 trạm thu phí BOT hoạt
động, trong đó có trạm Tam Kỳ?
Ông Thu nói
thêm: “Để Cty 545 (Cienco5) được quyền thu phí trạm nam Hải Vân trái về vị
trí, vi phạm về khoảng cách... Bộ GTVT, Cienco 5 đã có thỏa thuận với Quảng
Nam sẽ mở rộng 2,5m trên suốt 45km QL 14 từ Đại Hiệp đi Thạnh Mỹ (qua địa
phận Quảng Nam). Nhưng, thu phí thì vẫn triển khai, song việc mở rộng
QL 14 chỉ 1,6m
và thực hiện hơn 10km từ Đại Hiệp đến cầu Hà Nha. Như vậy không thể gọi là
thỏa thuận được”.
Thu phí đường bộ là “nặng gánh” cho Tây
Nguyên
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, không chỉ khoảng
cách giữa các trạm thu phí và mức thu bao nhiêu, mà vấn đề ở chỗ việc đặt quá
nhiều trạm thu phí BOT trên quốc lộ 14 là không phù hợp. Bởi mỗi vùng miền,
khu vực có những đặc thù riêng, không thể áp dụng các quy định một cách cứng
nhắc. Trạm thu phí trên quốc lộ 14 như vậy là nhiều và chưa phù hợp với điều
kiện, tiềm lực, trình độ phát triển và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của
vùng Tây Nguyên đang còn ở mức thấp, yếu kém và chưa đồng bộ” - văn bản của
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên nêu rõ.
Là một trong những khu vực nghèo nhất nước,
có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Tây Nguyên đang được đầu tư bằng
những chính sách đặc thù. Chính vì vậy, bên cạnh việc xúc tiến đầu tư, Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên luôn nỗ lực kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ,
giúp đỡ người dân Tây Nguyên về an sinh xã hội (một trong những hoạt động
thường xuyên là các hội nghị xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội). Ban Chỉ đạo
Tây Nguyên cũng đang nghiên cứu, kiến nghị với Đảng, Nhà nước tiếp tục có
những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm giúp Tây Nguyên thoát khỏi tình trạng
khó khăn hiện nay.
Như vậy, việc trả phí cao để đi đường đẹp,
chắc chắn không thể là mong muốn của người dân Tây Nguyên. Với 6 trạm thu phí
sắp dựng lên trên quốc lộ 14, “điều này sẽ tác động không nhỏ tới sự phát
triển kinh tế - xã hội của toàn vùng Tây Nguyên” - ông Trần Việt Hùng nhấn
mạnh.
TỔ P.V ĐIỀU TRA Báo
Lao động
|
Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét