|
Từ sau cuộc chính biến trên quảng trường Độc Lập, Nga và Ukraine hầu như đã đoạn tuyệt quan hệ
|
Hôm 21-5, Quốc hội Ukraine đã
thông qua đạo luật chính phủ cho phép tạm ngừng thanh toán cơ cấu nợ nước
ngoài.
Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đã
trình bày trước Quốc hội dự luật kêu gọi chủ nợ tư nhân đáp ứng nguyện vọng
của Kiev ,
đồng ý thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ cho nước này. Lọt vào danh mục các
khoản hoãn trả có thể có 3 tỷ USD trái phiếu Ukraine được Nga mua cuối năm
2013.
Các chuyên gia được RIA Novosti
phỏng vấn cho biết, giới phân tích nhận định là Chính phủ Ukraine muốn dùng
nước cờ vỡ nợ để dọa các chủ nợ nước ngoài và “chây ì” thỏa thuận thanh toán
nợ vào mùa thu, khi chương trình hỗ trợ từ IMF có thể bị đình chỉ trong giai
đoạn này.
Bên cạnh việc đòi Nga hoãn nợ, Kiev vẫn muốn được Moscow
ưu đãi cho phép mua khí đốt giá rẻ hơn so với những nước khác. “Họ (chỉ Ukraine ) đã
đề nghị việc này từ lâu rồi và hiện đang tiếp tục đề nghị gia hạn điều khoản
ưu đãi này cho đến cuối năm nay”.
Hãng thông tấn Anh Reuters đưa
tin, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã tiết lộ thông tin trên vào
ngày 23-5. Ông Novak cho biết, Kiev đã đề nghị Moscow gia hạn thỏa thuận ưu
đãi bán khí đốt với mức giá rẻ như cho là 248 USD/1.000 m3, thấp hơn gần 150
USD mức giá Nga đang bán cho châu Âu.
Phát biểu trong bài phỏng vấn
của Hãng thông tấn Nga RIA Nosvosti, ông Novak nêu rõ: Hồi tháng 3 vừa qua,
Nga đã gia hạn biện pháp chiết khấu ở mức 100 USD/1000 m3 khí cho đến cuối
quý II năm 2015, theo đó Kiev sẽ tiếp tục được mua khí đốt với mức giá ưu đãi
chỉ 248 USD/1.000 m3.
Về vấn đề này, Thủ tướng Nga Medvedev cho rằng, việc Ukraine quyết định
hoãn trả nợ, trên thực tế là tuyên bố vỡ nợ và không thanh toán do bất khả
kháng. Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận xét, việc từ chối trả nợ sẽ
làm mất hoàn toàn uy tín của chế độ Kiev.
Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đã không làm được gì nhiều để cứu vãn nền kinh tế Ukraine
|
Trước thực trạng bi
thảm của nền kinh tế Ukraine và nguyện vọng “tha thiết” của Kiev, Moscow đã
lạnh lùng đáp trả bằng hành động từ chối tái cơ cấu nợ cho nước này, buộc
chính phủ của ông Arseniy Yatsenyuk phải thanh toán các khoản nợ đúng kỳ hạn.
Trong cuộc phỏng vấn
của TASS, Thứ trưởng Bộ Tài chính Sergei Storchak đã tuyên bố, "Không, chúng
tôi sẽ không tham gia các giao dịch về nợ" và nhấn mạnh rằng Moscow hy
vọng Kiev sẽ thực hiện nghiêm túc đợt thanh toán nợ tiếp theo trong tháng 6
năm nay.
Về khoản nợ cấp quốc
gia, hiện Moscow là một trong những chủ nợ trái phiếu châu Âu lớn nhất của
Kiev, nắm số trái phiếu trị giá 3 tỷ USD. Cho đến nay, Ukraine mới thực hiện
thanh toán khoản 73,3 triệu USD hồi tháng 6 năm 2014 và 75,5 triệu trong
tháng 12.
Quyết tâm “đánh sập
nền kinh tế Ukraine” của Nga được khẳng định thêm bằng tuyên bố của Thủ tướng
Nga Medvedev: Các ngân hàng Nga sẽ yêu cầu Tòa án thu hồi nợ từ các hãng
Ukraine bằng những biện pháp pháp lý.
Các ngân hàng Nga sẽ
đề đạt với Tòa án thông qua tất cả những phương thức pháp lý hiện hành thu
hồi những khoản tín dụng mà các công ty Ukraine đã vay, còn việc Kiev tuyên
bố hoãn trả các khoản nợ tư nhân có nghĩa là sự vỡ nợ của Ukraine và là việc
riêng của họ với IMF - ông Medvedev tuyên bố.
Thủ tướng Nga nhắc
nhở rằng, lạm phát ở Ukraine trong giai đoạn gần đây là khoảng 35%, còn tỷ lệ
sụt giảm GDP là 17% hoặc 18%. Moscow đã cư xử cao thượng "cố gắng không
gây thêm khó khăn cho nền kinh tế Ukraine đang tuột dốc”, nhưng Nga cũng
không thể không thu hồi các khoản tiền đã cho vay.
Ukraine muốn được Nga hoãn nợ và cung cấp khí đốt giá rẻ
|
Trả lời phỏng vấn
trong chương trình “Tin tức thứ 7”, đăng tải trên trang web của hãng phát
thanh truyền hình quốc gia Nga, ông Medvedev nói: "Họ nhất thiết phải
thanh toán nợ, thời hạn là từ nay đến hết năm”, bởi đã vi phạm Thỏa thuận cho
vay trước đây”.
Thủ tướng Nga tuyên
bố, nước này có đủ cơ sở để đòi trả sạch nợ ngay lập tức bởi Ukraine đã vi
phạm điều khoản quy định về “giao ước liên quan đến khoản nợ công và khối
lượng GDP", nhưng Moscow không làm thế mà cho Kiev trả nợ đúng thỏa
thuận trước đây, để tránh kinh tế nước này bị sụp đổ.
Tuy Thủ tướng Nga
tuyên bố như vậy nhưng việc chính phủ nước này từ chối hoãn nợ cho Ukraine và
việc Tập đoàn khí đốt quốc gia Nga “Gazprom” khởi kiện Tập đoàn khí đốt quốc
gia Ukraine “Naftogaz”, bắt phải trả khoản nợ 24 tỷ USD không khác gì hành
động “xiết cổ” Kiev.
Theo tin của RIA
Novosti hồi đầu tháng này, Tập đoàn “Gazprom” của Nga sẽ đòi khoản nợ 24 tỷ
USD từ tập đoàn “Naftogaz” của Ukraine ở tòa. Trong bài viết cho biết, vụ
kiện đầu tiên của "Gazprom" hồi tháng 6 năm 2014 đòi
"Naftogaz" trả khoản nợ 4,5 tỷ USD cho khoản “khí đốt chưa thanh
toán”.
Trong tài liệu cũng
chỉ rõ rằng, vào ngày 19 tháng 11, tập đoàn khí đốt Nga đã tiếp tục đệ hai
đơn kiện: 837 triệu USD cho việc “cung cấp khí tự nhiên trong tháng 6 năm
2014” và 18,5 tỷ USD do “thất thu khí đốt trong giai đoạn 2 năm 2012-2013”.
Ngoài ra, Ukraine còn nợ ngân hàng Garpzom hơn 3 tỷ USD nữa.
Quả thực, với thực trạng
bi thảm của nền kinh tế Ukraine, nếu Nga cương quyết đòi tất cả các khoản nợ
thì chắc chắn nền kinh tế nước này sẽ sụp đổ ngay lập tức. Các khoản vay của
nhỏ giọt theo từng đợt kéo dài hàng năm của IMF, với sự bảo lãnh của Mỹ sẽ
không thể giúp được gì cho Kiev.
(Theo
Đất Việt) Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét