CPI tháng 5 tăng chủ yếu do giá xăng
dầu
Cập nhật lúc
13:48
Tổng cục Thống kê vừa công bố CPI tháng 5/2015 đã tăng 0,16% so với
tháng trước và tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước...
Diễn biến CPI qua các tháng - Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Tổng cục Thống
kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2015 đã tăng 0,16% so với
tháng trước và tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, sau 5 tháng, CPI cả nước đã tăng 0,2%, mức tăng thấp nhất của tháng 5 trong vòng 14 năm qua. Cũng như tháng 4, CPI tháng 5 chịu tác động chủ yếu từ các đợt tăng giá xăng dầu. Ngoài ra, việc điều chỉnh giá điện tăng từ 16/3 đã thể hiện rõ nét hơn trong tháng này. Tăng cao nhất trong tháng thuộc về nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,27% so với tháng trước. Bất chấp những tác động giảm giá từ việc giá dầu hỏa và giá gas bình quân tháng 5 giảm so với tháng 4, chỉ số giá của nhóm hàng này vẫn tăng cao nhất trong 17 tháng qua do các tác động của việc tăng giá điện sinh hoạt bắt đầu từ 16/3 vừa qua theo quyết định của Bộ Công Thương. Do quy định về quy trình tính giá điện trong CPI của Tổng cục Thống kê, phần còn lại của tác động trực tiếp của việc tăng giá điện thời gian qua đã thể hiện hết trong tháng 5 này. Tăng cao thứ hai trong tháng thuộc về nhóm giao thông với mức tăng 1,02% so với tháng trước. Giá xăng bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng 11% từ 5/5 là tác động trực tiếp nhất đến chỉ số chung của nhóm. Ngoài ra, trong tháng có dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài nên nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giá cước vận tải hành khách ở các loại phương tiện cũng tăng đáng kể góp phần vào mức tăng của chỉ số chung. Cũng do kỳ nghỉ lễ kéo dài khiến nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của người dân tăng cao khiến chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,39% so với tháng trước, cũng là mức tăng cao nhất trong 15 tháng qua của nhóm này. Các nhóm hàng khác biến động nhẹ trong khi chỉ số giá nhóm giáo dục không đổi so với tháng trước. Ở phía ngược lại, là nhóm duy nhất giảm giá nhưng với quyền số lớn nên tác động của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã góp phần kìm bớt mức tăng của chỉ số chung. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0,22% so với tháng trước, trong đó lương thực giảm 0,46%, thực phẩm giảm 0,29% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,23%. Trong những tháng gần đây, giá gạo đã giảm liên tiếp với mức giảm tháng sau cao hơn tháng trước. Điều này được lý giải là do tình hình xuất khẩu gạo chưa có tín hiệu tích cực trong khi sản xuất trong nước đang thuận lợi, miền bắc đã bắt đầu thu hoạch vụ mới khiến nguồn cung dồi dào, đáp ứng đủ như cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Cũng do nguyên nhân nguồn cung ổn định, các mặt hàng thực phẩm đặc biệt là thịt tươi sống các loại cũng giảm giá khá mạnh bất chấp trong tháng có số ngày nghỉ kéo dài. Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ lại diễn biến trái chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức giảm 0,27% và tăng 0,36% so với tháng trước.
(Theo VnEconomy) Thái Hà
|
Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét