Cục trưởng Đăng kiểm vừa nghỉ hưu đã góp 2,7 tỷ lập công ty ô tôCập nhật lúc 20:13
Sau hơn 2 tháng nghỉ hưu, ông Trịnh Ngọc Giao - nguyên Cục
trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) - đã góp số
vốn 2,7 tỷ đồng để thành lập một công ty chuyên sản xuất, lắp ráp
và bán lẻ ô tô…
Trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông
vận tải).
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH
hai thành viên trở lên do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp, Công ty
TNHH ô tô H.H. (trụ sở chính tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) có vốn
điều lệ là 18 tỷ đồng. Danh sách thành viên góp vốn của công ty
này chỉ có 2 người là ông Nguyễn Văn Tưởng, hộ khẩu thường trú
tại quận Thanh Xuân, Hà Nội và ông Trịnh Ngọc Giao, thường trú tại
quận Đống Đa, Hà Nội. Ông Tưởng góp 15,3 tỷ đồng (chiếm 85% giá
trị phần vốn góp) và ông Trịnh Ngọc Giao góp 2,7 tỷ đồng (chiếm
15% giá trị phần vốn góp).
Theo giấy phép, công ty này được phép hoạt động
trong 27 ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất xe có động cơ; sản xuất mô
tô, xe máy; bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy; bán lẻ mô tô, xe máy;
bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống); đại lý du lịch; đại
lý ô tô và xe có động cơ khác,… Người đại diện theo pháp luật của
công ty là ông Nguyễn Văn Tưởng với chức danh Chủ tịch Hội đồng
thành viên.
Đáng chú ý, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của
công ty được cấp lần đầu ngày 26/2/2014 và đăng ký thay đổi lần thứ
nhất vào ngày 12/3/2014. Điều đó có nghĩa là ông Trịnh Ngọc Giao
đã tham gia góp vốn để thành lập công ty này chỉ hơn 2 tháng sau khi
về hưu, thôi giữ chức Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao
thông vận tải).
Ông Trịnh Ngọc Giao (ảnh chụp
khi ông Giao còn đương chức Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam).
PV Dân trí đã trao đổi trực tiếp với ông
Trịnh Ngọc Giao - nguyên Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam - xung
quanh vấn đề khá nhạy cảm này.
Ông có thấy việc mình tham gia góp vốn kinh doanh như vậy
vi phạm quy định tại Nghị định 102/2007 của Chính phủ về thời hạn không được
kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những cán bộ, công
chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ hay không?
Ông Trịnh Ngọc Giao: Tại Điều 3
Nghị định 102/2007 của Chính phủ về thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh
vực có trách nhiệm quản lý đối với cán bộ, công chức viên chức sau khi thôi
giữ chức vụ có nêu cụ thể là: “Người thôi giữ chức vụ là người khi đang là
cán bộ công chức, viên chức được giao nghiên cứu, xây dựng, thẩm tra, thẩm
định hoặc là người ký ban hành các quyết định phê duyệt, quản lý, quyết định
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về một trong các lĩnh vực quy định tại
Điều 4 nghị định này theo quy định của pháp luật”.
Đối chiếu với quy định của Nghị định 102/2007 thì tôi
không phải là “người thôi giữ chức vụ” được quy định tại nghị định này.
Sau hơn 2 tháng thôi giữ chức vụ Cục trưởng Cục Đăng kiểm
Việt Nam, ông đã tham gia thành lập công ty ô tô với phần vốn góp, theo
giấy đăng ký kinh doanh, số tiền 2,7 tỷ đồng. Công ty mới thành lập nên
việc ông góp vốn tham gia vào công ty này dễ tạo ra điều tiếng cho rằng
công ty sẽ được Cục Đăng kiểm Việt Nam ưu ái khi kiểm định xe ô tô xuất
xưởng, bán ra thị trường?
Một số anh em có tâm huyết với nghề ô tô cùng tôi thành
lập công ty ô tô với mục đích là sản xuất, lắp ráp và đưa ra thị trường ô tô
chở khách có chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường trong bối cảnh sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước còn rất nhỏ và còn nhiều
khó khăn.
Khi thành lập, đầu tư vào sản xuất lắp ráp, bản thân tôi
làm nhiệm vụ tư vấn cho Ban giám đốc công ty là phải thực hiện đúng các yêu cầu
kỹ thuật, mỹ thuật thì sản phẩm đưa ra mới được thị trường chấp nhận.
Ngày 12/5 vừa qua, Cục Đăng Kiểm Việt
Đối với các xe ô tô được sản xuất, lắp ráp tại công ty, Cục
Đăng kiểm Việt
(Theo
Dân trí) Thế Kha
|
Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét